Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid-19, Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó có nhiều quy định liên quan đến nhân sự. Cùng tìm hiểu những quy định mới năm 2020 từ chính sách nhà nước liên quan đến hoạt động nhân sự tại doanh nghiệp.
Tạm dừng việc đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất
Ngày 04/5/2020 vừa qua, công văn 1511/LĐTBXH-BHXH do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội ban hành có hướng dẫn về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo đó, các trường hợp được tạm dừng bao gồm: tạm dừng SXKD từ 1 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do suy thoái kinh tế, khủng hoảng hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế…
Doanh nghiệp thuộc 1 trong 2 trường hợp nêu trên nếu có một trong các điều kiện sau đây sẽ được tạm dừng:
– Không bố trí được việc làm cho người lao động (NLĐ), trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc chiếm 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng SXKD trở lên.
– Doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do sự cố thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không gồm giá trị tài sản là đất).
– Đã tham gia, đóng đủ BHXH đến tháng 01/2020 và bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm trừ từ 50% số lao động tham gia BHXH trở lên tại thời điểm có văn bản đề nghị so với thời điểm tháng 01/2020…
Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn
Ngày 18/03/2020, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Công văn 245/TLĐ về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là những DN có nhân sự đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc chiếm 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên.
Theo đó, nếu doanh nghiệp SXKD nào bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/6/2020.
Nếu sau thời điểm này, dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và DN còn tiếp tục khó khăn thì được lùi đóng kinh phí đến ngày 31/12/2020.
Được vay tiền để trả lương ngừng việc cho NLĐ
Quy định này được nêu tại Nghị quyết 42/NQ-CP do Chính phủ ban hành.
Như vậy, người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính mà đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho nhân sự (theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012) trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được hưởng vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng NLĐ theo thời gian trả lương thực tế. Song không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Cập nhật thang, bảng lương năm 2020
Xây dựng thang bảng lương là một trong những hoạt động nhân sự doanh nghiệp cần thực hiện ngay mỗi khi có thay đổi về chính sách. Tháng 11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Do vậy, để các doanh nghiệp xây dựng lại thang bảng lương cho năm 2020, cần tuân thủ một số lưu ý sau.
- Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương:
Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định, mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi nhân sự qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
– Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, những doanh nghiệp phải xây dựng lại thang, bảng lương 2020 là doanh nghiệp đã trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
- Thang bảng lương của người lao động năm 2020:
Căn cứ quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 có sự điều chỉnh như sau:
– Vùng I: Mức 4,42 triệu đồng/tháng;
– Vùng II: Mức 3,92 triệu đồng/tháng;
– Vùng III: Mức 3,43 triệu đồng/tháng;
– Vùng IV: Mức 3,07 triệu đồng/tháng.
Với sự thay đổi này, để đảm bảo nguyên tắc tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang bảng lương cho NLĐ như sau:
Hỗ trợ đến 100% ngân sách cho phát triển nguồn nhân sự doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/5/2019 quy định chi tiết về hướng dẫn hỗ trợ phát triển nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể, hướng dẫn về việc đào tạo khởi sự kinh doanh (KSKD), quản trị kinh doanh (QTKD) cùng những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị.
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ mức tối thiểu 50% tổng chi phí tổ chức một khoá đào tạo KSKD, QTKD; hỗ trợ 100% học phí đối với học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa có trụ sở tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệc khó khăn, hoặc là học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ khi tham gia khoá đào tạo KSKD, QTKD chuyên sâu. Căn cứ để xác định địa bàn kinh tế xã hội khó khăn theo Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP; còn xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được quy định ở Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung đào tạo gồm: Đào tạo KSKD, QTKD, QTDN chuyên sâu, đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến với các khóa đào tạo cụ thể là:
- Khóa đào tạo KSKD cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp;
- Khóa đào tạo QTKD và QTDN chuyên sâu cung cấp kiến thức về QTKD nhằm nâng cao kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh;
- Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, chế biến cung cấp kiến thức quản trị sản xuất chuyên sâu, huấn luyện thực tiễn tại hiện trường doanh nghiệp.
Nội dung tổ chức các khóa đào tạo (Khoản 4 Điều 3, Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT)
Ngoài ra, các chương trình đào tạo trực tuyến, đào tạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ được xây dựng đồng thời, nhằm cung cấp kiến thức KSKD và QTKD cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tham gia học tập, nhân sự là đối tượng người lao động hoặc cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ được cấp tài khoản tại hệ thống đào tạo trực tuyến trên nền tảng web hoặc di động thông minh.
Bên cạnh đó, các chương trình bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được triển khai song hành.
Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT nêu rõ, mỗi năm vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, trước ngày 30/6 của năm trước năm kế hoạch để gửi Bộ Tài chính, dựa trên hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hiệp hội xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời thông báo cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ đào tạo.
>> Lợi ích khi triển khai Phần mềm ERP, giải pháp quản trị doanh nghiệp
Đơn giản hóa điều kiện cấp Giấy phép cho thuê lại lao động
Ngày 05/05/2019, Nghị định 29/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành thay thế Nghị định 55/2013/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động chính thức có hiệu lực.
Theo quy định mới, điều kiện DN được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động, nhân sự doanh nghiệp đã đơn giản hóa đi khá nhiều. Cụ thể, chỉ còn 2 điều kiện sau:
Cuộc chiến loại bỏ giấy phép con – Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được đơn giản hóa tại Nghị định số 29/2019/NĐ-CP
Về thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện. (quy định trước đây do Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội)
Thời hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được tăng từ tối đa 36 tháng lên tối đa 60 tháng. Ngoài ra, thay vì chỉ được gia hạn 02 lần – mỗi lần tối đa 24 tháng như trước đây, thì quy định mới cho phép giấy phép được gia hạn nhiều lần – mỗi lần tối đa là 60 tháng.
Nhân sự là chìa khóa góp phần mang đến thành công cho rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Do vậy, việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động là điều cần thiết trong hoạt động nhân sự của doanh nghiệp nếu muốn thu hút và giữ chân được nhân tài. Sử dụng phân hệ quản lý nhân sự trong hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể của BRAVO là một gợi ý hữu ích các doanh nghiệp nên tham khảo.
>> Tìm hiểu Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH về việc Doanh nghiệp tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động