Vốn pháp định là gì? Là câu hỏi của nhiều người khi nghe đến khái niệm này. Chúng ta đã biết Vốn là một yếu tố quan trọng và cần thiết để khởi tạo bất kỳ một dự án kinh doanh nào. Chúng ta có thể nhắc nhiều tới vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn góp… còn vốn pháp định ít được nhắc tới hơn. Vốn pháp định là một loại vốn khá đặc thù và được áp dụng trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và quy định liên quan tới vấn đề này ra sao?
1. Khái niệm Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là mức vốn được pháp luật quy định khi các cá nhân tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức của vốn pháp định sẽ tùy thuộc theo lĩnh vực kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đặc biệt mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tuân theo quy tắc phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà liên quan tới tổng số vốn đầu tư. Theo quy định mới nhất vào năm 2000 thì vốn pháp định để thành lập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng số vốn đầu tư, ngoại trừ những trường hợp thuộc diện khuyến khích đầu tư.
2. Đặc điểm của vốn pháp định
So với nhiều loại vốn khác thì vốn pháp định có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Chỉ áp dụng trong phạm vi một số ngành nghề nhất định.
- Đối tượng áp dụng thuế là các chủ thể kinh doanh. Có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
- Ý nghĩa: Giúp doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thành lập.
- Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh.
- Vốn pháp định thường không vượt quá mức vốn góp hoặc vốn kinh doanh.
3. Các ngành nghề cần có vốn pháp định khi thành lập
Vốn pháp định không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà tùy thuộc vào quy mô và hình thức đăng ký mà doanh nghiệp sẽ có từng mức quy định cụ thể.
- Lĩnh vực Kinh doanh cảng hàng không, sân bay từ 100 tỷ – 200 tỷ đồng.
- Lĩnh vực Kinh doanh vận tải hàng không từ 100 tỷ – 1300 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ hàng không – 30 tỷ đồng
- Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng – 20 tỷ đồng
- Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải – 10 tỷ đồng
- Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng – 20 tỷ đồng
- Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật – 5 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải – 2 tỷ đồng
- Lĩnh vực Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng – 30 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ – 5 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh hoạt động mua bán nợ – 100 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ – 500 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ kiểm toán – 6 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh chứng khoán từ 10 tỷ – 100 tỷ đồng
- Lĩnh vực Ngân hàng thanh toán – 10.000 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ từ 200 – 400 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ từ 600 – 1.000 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe – 300 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh tái bảo hiểm từ 400 – 1.100 tỷ đồng
- Lĩnh vực Kinh doanh môi giới bảo hiểm từ 4 – 8 tỷ đồng
4. Ý nghĩa của vốn pháp định
- Đối với doanh nghiệp:
Vốn pháp định giúp doanh nghiệp đảm bảo năng lực tài chính của mình với khách hàng và đối tác, từ đó tạo nên niềm tin, sự an tâm đối với họ. Bên cạnh đó, vốn pháp định cũng tạo nên thế phòng bị vững chãi trước những biến cố khó lường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát số vốn sở hữu của Doanh nghiệp để cảnh báo cho khách hàng, đối tác, cổ đông và những đối tượng liên quan vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định, để từ đó có những biện pháp quản lý kịp thời hoạt động của doanh nghiệp.
- Đối với khách hàng, đối tác, người tiêu dùng:
Vốn pháp định không phải là một quy định có tính chất xâm phạm quyền tự do kinh doanh của các ngành nghề được áp dụng. Vốn pháp định được ban hành với mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng đối với người tiêu dùng, đối tác và khách hàng của các doanh nghiệp. Dễ có thể nhận ra rằng những ngành nghề bị ràng buộc với quy định về vốn pháp định đều có tính chất nhạy cảm rất cao như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản… Nếu dễ dàng trong việc thành lập thì quyền lợi của khách hàng sẽ rất dễ dàng bị bác bỏ hoặc chiếm đoạt, gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng với nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.
5. Phân biệt Vốn pháp định và vốn điều lệ
Với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc đã phần nào tự có những đánh giá riêng để phân biệt được 2 khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một cách cụ thể nhất để quý bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn.
Tiêu chí | Vốn pháp định | Vốn điều lệ |
Định nghĩa | Là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. | Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. |
Đặc điểm | Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối. | – Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. – Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã – Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
|
Ngành nghề quy định | Một số ngành nghề khi hoạt động cần có mức vốn đầu tư cao như: Ngân hàng, bất động sản…. | Áp dụng cho tất cả các ngành nghề, trừ những ngành nghề pháp luật quy định về vốn pháp định |
Có thể bạn quan tâm:
>>> Những tư vấn về Phần mềm quản lý doanh nghiệp theo quy mô
>>> Top 05 phần mềm kế toán thông dụng trên thị trường