Để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi


Để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi, nhà quản trị cần biết cách thức quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Việc này đòi hỏi họ hội tụ đầy đủ yếu tố về trình độ chuyên môn, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, năng lực quản lý… là những yếu tố quan trọng.


Vai trò của nhà quản trị ngày càng được khẳng định hơn trước những thay đổi khó đoán của nền kinh tế hiện nay. Vì sao, nhà quản trị doanh nghiệp có năng lực lại là cần thiết với mọi tổ chức và cách thức để trở thành người quản lý doanh nghiệp giỏi sẽ được lý giải qua bài viết sau đây.


Người quản lý doanh nghiệp là gì?


Cơ sở pháp luật định nghĩa về Người quản lý doanh nghiệp theo khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 thì: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.


Ngoài ra, nếu như Điều lệ của công ty có quy định thì người quản lý doanh nghiệp cũng có thể là cá nhân khác giữ chức danh quản lý có quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch.


Hiểu đơn giản, nhà quản lý doanh nghiệp (hay nhà quản trị doanh nghiệp) là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản trị doanh nghiệp cũng chính là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.



Vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp


Theo nghiên cứu của Henry Mintzberg, có 10 vai trò của các nhà quản trị doanh nghiệp và tác giả cũng sắp xếp chúng vào trong 3 nhóm: (1) vai trò quan hệ với con người; (2) vai trò thông tin; (3) vai trò quyết định.


1.    Vai trò quan hệ với con người


–          Vai trò đại diện: thực hiện các hoạt động với tư cách người đại diện, là biểu tượng cho tập thể. Ví dụ: những công việc như dự và phát biểu khai mạc trong các cuộc họp, hội nghị, sự kiện, tiếp đón khách hàng cùng cấp…


–          Vai trò lãnh đạo: Phối hợp, kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền như: đào tạo, tuyển dụng, hướng dẫn và khích lệ tinh thần nhân viên cấp dưới…


–          Vai trò liên lạc: Thực hiện tiếp xúc, đàm phán, giữ thông tin với người khác ở trong hoặc ngoài tổ chức để góp phần hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. Ví dụ: khách hàng và nhà cung cấp.


2.    Vai trò thông tin


–          Vai trò thu thập, tiếp nhận các thông tin: bằng cách thường xuyên xem xét và phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức (thông qua báo chí, văn bản/ trao đổi…) để nhận ra những tin tức, hoạt động, sự kiện có thể đem tới cơ hội hay đe dọa đối với hoạt động của tổ chức.


–          Vai trò phổ biến thông tin: Là người phổ biến thông tin cho mọi người, tới các bộ phận liên quan…


–          Vai trò cung cấp thông tin: người quản lý doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm và quyền lực thay mặt tổ chức phát ngôn, đưa ra các thông báo tới bên ngoài với mục đích giải thích, bảo vệ hay thu hút sự ủng hộ thêm cho tổ chức.


3.    Vai trò quyết định


–          Vai trò doanh nhân: xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức.


–          Vai trò người giải quyết xáo trộn: Ở đây, nhà quản trị phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nảy sinh làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức như mâu thuẩn về quyền lợi, khách hàng thay đổi… nhằm đưa tổ chức sớm trở lại sự ổn định.


–          Vai trò người phân phối tài nguyên: Thông thường, khi tài nguyên dồi dào, mọi nhà quản trị đều có thể thực hiện vai trò này một cách dễ dàng. Thế nhưng, khi tài nguyên khan hiếm, quyết định của nhà quản trị trong vấn đề này sẽ khó khăn hơn. Khi đó, nhà quản trị phải dùng đúng tài nguyên, phân phối các tài nguyên cho các bộ phận đảm bảo sự hợp lý và tính hiệu quả cao.


–          Vai trò đàm phán: Thay mặt cho tổ chức thương thảo trong quá trình hoạt động, hay trong các quan hệ với những đơn vị khác, với xã hội.


Các cách để trở thành nhà quản trị doanh nghiệp giỏi


Với chức năng và vai trò của mình, nhà quản trị giữ phần quan trọng trong sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vậy để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi, họ cần làm gì?


–          Cần quyết đoán, thống nhất trong việc ra quyết định.


–          Thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân viên, tạo cơ hội cho họ được phát biểu sáng kiến, ý tưởng giúp ích cho doanh nghiệp.


–          Nắm rõ các nhiệm vụ của từng nhân viên.


–          Xác định mục tiêu cho nhân viên và đảm bảo những mục tiêu đó không quá xa so với khả năng của nhân viên.


–          Khen ngợi trước tập thể, phê bình chỉ riêng cá nhân.


–          Đưa ra nhiều phương án hợp lý cho 1 công việc. Trường hợp có một phương án bị “phá sản” do tình huống khách quan hoặc chủ quan, các phương án còn lại sẽ giúp công ty bạn không kẹt vào thế bị động.


–          Đưa ra yêu cầu rõ ràng cho nhân viên và đảm bảo nhân viên hiểu bạn nói gì.


–          Lập hệ thống theo dõi trong nội bộ.


–          Khen thưởng đối với nhân viên có thành tích xuất sắc.


Một trong những chiếc chìa khóa để quản trị doanh nghiệp hiệu quả và trở thành nhà quản trị giỏi hiệu nay đó chính là sử dụng phần mềm ERP. 


Xem thêm: 


>> Tìm hiểu 10 Bí quyết “Vàng” quản trị của người Nhật.

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng