Đổi mới, khôi phục doanh nghiệp để thích ứng với đại dịch


Chưa thể lường trước được những nguy cơ bùng phát của dịch bệnh, do đó các doanh nghiệp cần thay đổi để khôi phục sản xuất, kinh doanh thích ứng với đại dịch.



1. Thay đổi là điều tất yếu


Trong bối cảch dịch bệnh bùng phát hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tìm được cách cho mình để duy trì hoạt động. Từ đó, bắt đầu xuất hiện những xu hướng mới.


Chẳng hạn như, việc thay đổi hành vi khách hàng trong hoạt động mua sắm trực tuyến được ưa chuộng, buộc DN phải thay đổi gói sản phẩm và phương thức bán hàng. Khi chuỗi cung ứng truyền thống bị gián đoạn hoặc không ổn định, ngay lập tức DN phải tìm phương án cung ứng khác. Khi đối tác không thể trực tiếp kiểm soát chất lượng tại nhà máy, DN phải đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng giúp khách hàng theo dõi chất lượng từ xa. Khi Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch là lúc DN phải thay đổi cách bố trí sản xuất, hội họp, làm việc, báo cáo từ xa. Đó là những xu hướng mới mà mọi DN cần nắm bắt để thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh.


Đổi mới để phù hợp với xu hướng mới là yếu tố quyết định đến việc khôi phục DN. Mức độ thành công của quá trình này sẽ phụ thuộc vào mức độ phù hợp của nguồn lực mỗi DN. Có thể hiểu là, rất nhiều vấn đề cần thay đổi như phương thức xúc tiến thương mại, gói sản phẩm, kiểm soát chất lượng, bố trí sản xuất, kỹ năng của đội ngũ, chuỗi cung ứng, bán hàng… Mấu chốt của nút thắt đổi mới này chính là mức độ chuyển đổi số của DN và tính sẵn sàng của đội ngũ. Nếu doanh nghiệp chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng cho người lao động, chuyển đổi số thành công thì không khó gì để thực hiện những thay đổi khác. 


>> Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất


2. Lựa chọn cách thay đổi


Tùy vào mức độ phù hợp với xu hướng mới và dư địa khôi phục của mỗi DN, có 4 cách để DN lựa chọn thay đổi như sau:


– Lý tưởng nhất là tính phù hợp cao với xu hướng mới và dư địa đổi mới tốt, lúc này DN cần chủ động kiến tạo giá trị mới để vượt lên giành thị phần. 


– Nếu mức độ phù hợp với xu hướng mới thấp nhưng dư địa đổi mới khôi phục cao, DN có thể lựa chọn cách đầu tư hoặc mua lại những ý tưởng sáng tạo để phục vụ cho đổi mới. 


– Nếu mức độ phù hợp với xu hướng đổi mới cao nhưng dư địa đổi mới khôi phục thấp, DN có thể chọn cách liên minh với đối tác có tính đổi mới cao, kết hợp cùng thực hiện đổi mới. 


– Khó nhất là đối với DN mà mức độ phù hợp với xu hướng đổi mới và dư địa đổi mới khôi phục đều hạn chế. Trường hợp này, DN cần linh hoạt tìm ra nút thắt tồn tại trong hàng loạt vấn đề nội tại cần thay đổi, và từng bước tìm cách đổi mới, tranh thủ sự giúp đỡ của đối tác kinh doanh. 



Kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, có nhiều vấn đề mà DN cần thay đổi để phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới như: thay đổi liên quan đến sản phẩm, bố trí sản xuất, phân phối, cung ứng, kiểm soát chất lượng, hệ thống báo cáo, làm việc, quản lý nhân sự.


Khách hàng của DN bất kỳ đều được phân thành hai nhóm, bao gồm khách hàng tiêu dùng cuối cùng và khách hàng DN. Khách hàng có xu hướng mua hàng trực tuyến nên DN phải giới thiệu sản phẩm trên các sàn TMĐT, chợ trực tuyến, trên các trang MXH hoặc quảng bá trên nền tảng Internet. Để bán sản phẩm cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng, DN cần thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng tiện lợi cho nhân viên giao hàng và hướng dẫn tỉ mỉ cho khách hàng sử dụng.


Khách hàng DN không có điều kiện đến nhà máy để kiểm tra chất lượng sản phẩm, buộc DN phải tích hợp công nghệ số như kết nối Internet, điện toán đám mây, sử dụng camera để minh bạch hóa các thông số về chất lượng. Khi giới thiệu sản phẩm, DN không chỉ giới thiệu giá trị sử dụng mà còn giới thiệu đầy đủ các thuộc tính đó nhằm thuyết phục khách hàng tốt hơn. 


Việc cung ứng nguyên liệu đầu vào nhanh chóng, liên tục, ít bị gián đoạn, đảm bảo chi phí hợp lý là rất khó đối với nhiều DN hiện nay. Do đó, DN cần có nhiều phương án trong xây dựng chuỗi cung ứng đầu vào, đặc biệt xây dựng nhiều phương án cung ứng từ nước ngoài đan xen với phương án cung ứng nội địa là rất quan trọng nhằm ổn định nguyên liệu sản xuất.


Việc động viên, truyền cảm hứng tích cực tác động đến tâm lý, tình cảm của đối tượng NLĐ là vô cùng quan trọng trong lúc này. Làm sao để NLĐ nhận thức được sự thay đổi là việc sống còn của DN cũng như sự phát triển nghề nghiệp của họ. 


Trong bối cảnh Covid-19 còn tiếp diễn, ưu tiên cho làm việc từ xa là xu hướng gần như bắt buộc đối với DN. Làm việc luôn đi kèm với báo cáo, thảo luận, ra quyết định kịp thời, nên DN cần đầu tư cho chuyển đổi số để tự động hóa từ nhận đơn hàng, tính toán định mức đầu vào, lịch trình sản xuất, theo dõi quá trình sản xuất, tiếp nhận phản hồi của khách hàng…


Khi chuyển đổi số thành công, dữ liệu về khách hàng, nhà cung cấp và giao dịch được lưu giữ và được tự động xử lý. Khi đó, nhà quản trị có thể dễ phát hiện các vấn đề đang tồn tại cũng như xu hướng tiêu dùng mới. 


Để thích ứng với Covid-19, có rất nhiều vấn đề cần thay đổi tùy thuộc vào mô hình hoạt động mỗi DN. Do vậy, DN cần nhận diện sự phù hợp với xu hướng mới và dư địa khôi phục để lựa chọn cách làm phù hợp dựa trên nguồn lực sẵn có và xác định nút thắt cũng như ưu tiên nguồn lực để tháo gỡ nút thắt. Lúc này, việc thay đổi sẽ trở nên dễ dàng hơn.


Theo DNSG


>> Xem thêm: Mẫu phương án SXKD an toàn trong mùa dịch cho doanh nghiệp

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng