Hệ thống quản lý khách hàng trong doanh nghiệp


Có được, giữ chân và khiến khách hàng trung thành với sản phẩm – dịch vụ của mình là điều mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới để phát triển bền vững. Ngoài yếu tố cần một sản phẩm dịch vụ và chính sách chăm sóc khách hàng tốt thì việc có một hệ thống quản lý khách hàng tối ưu là điều vô cùng quan trọng của mọi doanh nghiệp.


1.    Hệ thống quản lý khách hàng của doanh nghiệp là gì?


Hệ thống quản lý khách hàng hiểu một cách đơn giản có thể định nghĩa là một bộ công cụ với nhiều tính năng được tích hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý khách hàng và đồng thời theo dõi những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến từng khách hàng.


Với nhiều yêu cầu từ đơn giản tới phức tạp của từng doanh nghiệp cụ thể, song nhìn chung hệ thống quản lý khách hàng này phải cung cấp đúng và đầy đủ thông tin cần thiết cho nhà quản trị để đưa ra quyết định đúng đắn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.


Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hiểu rõ và đồng thời công nhận rằng hệ thống quản lý khách hàng cũng như những hệ thống quản trị doanh nghiệp khác không phải là chiếc đũa thần cho mọi nhu cầu. Thay vào đó, hệ thống sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định đối với từng nhu cầu cụ thể của mình.


2.    Làm sao để quản lý hệ thống khách hàng hiệu quả


Có rất nhiều cách để quản lý hệ thống khách hàng hiệu quả, một trong những phương pháp hiện nay nhiều nhà quản trị tin tưởng đó là sử dụng phầm mềm hỗ trợ quản lý hệ thống khách hàng. Vậy, câu hỏi đặt ra là: Phần mềm nào hỗ trợ quản lý hệ thống khách hàng hiệu quả. Có 2 lựa chọn cho doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô, số lượng khách hàng cần quản lý cũng như khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp đó là: Tự xây dựng hệ thống quản lý khách hàng hoặc lựa chọn nhà cung cấp để tư vấn và triển khai các giải pháp.


Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và trình độ nhân lực ngành công nghệ thông tin, mỗi doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một đội ngũ chuyên gia về “IT” và theo đó, có thể thiết lập nhiều giải pháp phần mềm phục vụ riêng cho nhu cầu của mình. Hay đơn giản hơn là thuê ngoài hoặc “đặt hàng” mua giải pháp từ một đơn vị khác.


2.1.        Tự xây dựng giải pháp quản lý hệ thống khách hàng, doanh nghiệp cần những gì?


Đây là một câu hỏi đơn giản dĩ nhiên câu trả lời sẽ là “Con người – công nghệ – Tiền”, song sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp để chọn “Đúng” người, đúng công nghệ với mức “Đầu tư” phù hợp.


  • Bài toán tìm người – đào tạo – Tạo động lực…?


Để tự xây dựng được một hệ thống quản lý khách hàng đơn giản trước tiên doanh nghiệp phải tìm được nguồn nhân lực phù hợp cho nhu cầu của mình. Sẽ không quá khó để tuyển dụng được một nhân viên IT giỏi nhưng sẽ rất khó để giúp họ hiểu ý định của mình và khó hơn nữa là giữ chân những nhân viên giỏi đó.


Với hầu hết các hệ thống quản lý khách hàng, quy trình quản lý và việc thiết kế cơ sở dữ liệu chuẩn luôn là những yêu cầu hàng đầu. Do đó, ngoài việc tuyển được IT giỏi, doanh nghiệp còn phải tốn hàng tháng trời để đào tạo cho họ hiểu toàn bộ về quy trình hoạt động của bộ phận hay chức năng liên quan mà doanh nghiệp muốn quản lý.


  •  Công nghệ nào là phù hợp?


Chọn công nghệ nào để xây dựng, có nhiều IT sẽ nghĩ đến việc sử dụng mã nguồn mở thay vì bản quyền có phí như SQL server… Hay thậm chí sử dụng một vài hệ thống có sẵn và edit lại để đỡ mất thời gian lập trình…


Mỗi quyết định lựa chọn lúc này sẽ tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Và khi phát sinh vấn đề, tùy theo mức độ, doanh nghiệp sẽ phải tự xoay sở một mình mà không hề có ai chịu trách nhiệm cho nó.


  •  Đầu tư bao nhiêu – Liệu có thể kiểm soát như thế nào?


Câu hỏi này sẽ khó trả lời và nếu có trả lời được cũng không thể chính xác được. Mức độ chính xác của nó chỉ được đảm bảo dựa trên kinh nghiệm của người quản trị (Trưởng phòng IT chẳng hạn). Nếu doanh nghiệp không có nhân viên đủ kinh nghiệm để dẫn dắt dự án thì chắc chắn, quyết định tự xây dựng hệ thống quản lý khách hàng sẽ là quyết định tương đương “canh bạc lớn”.


2.2.        Chọn nhà cung cấp giải pháp – đừng nhìn chi phí phần mềm hãy xem xét lợi ích nó mang lại!


Khác với giải pháp tự xây dựng, khi quyết định chọn nhà cung cấp phần mềm tư vấn và thiết kế theo yêu cầu, doanh nghiệp được toàn quyền chủ động ở nhiều khía cạnh để hạn chế rủi ro. Một số vấn đề doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được như:


–       Được toàn quyền so sánh năng lực của từng nhà cung cấp phần mềm để lựa chọn đối tác phù hợp nhất.


–       Được tư vấn tỉ mỉ từ công nghệ, ngôn ngữ lập trình, quy trình và hướng giải quyết yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.


–       Được toàn quyền kiểm soát ngân sách dành cho dự án, không có chi phí phát sinh ngoài ý muốn.


–       Được thừa hưởng kinh nghiệm từ các chuyên gia đã từng triển khai thành công các dự án tương tự khác.


–       Được chăm sóc, bảo hành chu đáo.


>>> Tham khảo: Phần mềm ERP quản lý doanh nghiệp tổng thể BRAVO 7. 


3.    Hệ thống quản lý khách hàng trên Phần mềm Bravo 7


Đối với từng doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng giải pháp, BRAVO luôn cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn giải pháp. Qua đó giúp khách hàng xác định và chọn đúng giải pháp phù hợp với nhu cầu gắn liền với từng giai đoạn phát triển qua đó giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống triển khai. Mặt khác, hiệu quả của dự án còn được đánh giá qua các lợi ích mang lại trong quá trình sử dụng của khách hàng. Nó được thể hiện qua các kết quả từ việc kinh doanh, quản lý và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp và các lợi ích khác mà hệ thống quản lý khách hàng mang lại.


>>> Xem thông tin chi tiết về hệ thống phần mềm quản lý khách hàng của BRAVO


                                                                                                                                                                                          Lê Vĩnh Phúc

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng