Kế toán luôn có những công việc chính mà hàng tháng cần phải làm, có những việc là đặc thù của 1 số tháng trong năm cũng có những việc tháng nào cũng phải hoàn thành. Độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu về các công việc kế toán cần phải làm trong tháng 6/2019 và thời gian hoàn thành để làm tốt công việc của mình nhé.
Theo 28/2015/TT-BLĐTBXH về việc Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp cần phải thông báo tình hình biến động lao động hàng tháng trước ngày 03/06/2019.
Cụ thể, tại điều 2 của thông tư này có quy định rõ như sau:
Trong trường hợp doanh nghiệp có biến động (tăng hoặc giảm) về số lượng người lao động làm việc thì trước ngày 03 của tháng liền kề, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở.
Lao động trong các doanh nghiệp thường biến động liên tục do đó việc thông báo tình hình này là cần thiết và yêu cầu doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định của nhà nước.
Căn cứ: Điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Tức là hạn chậm nhất là ngày 20/6/2019 doanh nghiệp cần hoàn thành công việc này.
Lưu ý rằng: Nếu có hành vi chậm nộp tờ khai thì tùy theo số ngày chậm nộp kể từ khi hết hạn nộp tờ khai tháng đó, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Để làm tốt công việc này ngoài chú trọng về hạn nộp thì doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến một số quy định sau:
Công việc này cần căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Do đó thời điểm chậm nhất cần hoàn thành công việc này là vào ngày 20/06/2019.
Theo đó, nếu doanh nghiệp có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau.
Lưu ý: Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng hình thức khai thuế theo tháng; nếu trong tháng không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp không phải kê khai tháng đó.
Căn cứ vào điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (kể cả khi trong kỳ không sử dụng hóa đơn) chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo, nghĩa là hạn vào ngày 20/6/2019 doanh nghiệp phải hoàn thành công việc này.
Một số lưu ý trong việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:
Doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định của nhà nước nếu không sẽ phải chịu những hình phạt cụ thể như sau:
Xem thêm: Cách lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý
Căn cứ vào Điều 5 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về tài chính công đoàn thời hạn thực hiện là trước ngày 30/6/2019.
Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Mức đóng kinh phí Công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Dưới đây là đối tượng cần phải trích lập kinh phí công đoàn theo quy định của nhà nước đó là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
Đối với Bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp cần thực hiện trước ngày 30-6-2019 theo quy định tại điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích đóng tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên quỹ tiền lương tháng tương ứng của người lao động.
Tháng 6 đã qua mùa bận rộn của kế toán, tuy nhiên các công việc của kế toán chẳng bao giờ là thảnh thơi cả. Do đó kế toán luôn cần phải chú ý để thực hiện đầy đủ và chính xác các công việc của mình.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm kế toán của BRAVO