Tìm hiểu thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH về việc Doanh nghiệp tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động


Ngày 17/10/2018, Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp được ban hành. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này trong bài viết sau đây.


1. Mục đích và nội dung cơ bản của pháp luật về lao động


Bảo vệ người lao động được hiểu là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thể xảy ra đối người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Với vai trò đó “Bảo vệ người lao động” là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của Luật lao động.


Nội dung của việc bảo vệ người lao động bao gồm:


  • Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử của người lao động: Để người lao động được hưởng và thực hiện được các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm và được làm việc.

  • Trả lương (tiền công) theo thỏa thuận: Bộ luật lao động quy định tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

  • Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động

  • Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động: Nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống. Quyền được nghỉ ngơi là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động.

  • Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động

  • Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động: Bảo hiểm xã hội là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội, và càng không thể thiếu đối với người lao động, đó là một đảm bảo rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động trong những trường hợp rủi ro.


Việc chấp hành đúng pháp luật về lao động vừa giúp cho các doanh nghiệp không bị các cơ quan chức năng “gờ gáy” mà quan trọng hơn cả sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt để thu hút và giữ chân nhân tài.



2. Nội dung cơ bản của Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH


a. Phạm vi điều chỉnh của thông tư


Thông tư này hướng dẫn việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến; trách nhiệm của người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.


b. Đối tượng áp dụng của thông tư


Thông tư này áp dụng đối với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.


>> Xem thêm: Những công việc cần làm của kế toán trong tháng 3



c. Nội dung về việc tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động theo thông tư


Hoạt động tự kiểm tra


  • Người sử dụng lao động phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất một (01) lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ.

  • Thời gian tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

  • Thời kỳ tự kiểm tra: từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.


Nội dung tự kiểm tra


Nội dung các đơn vị cần kiểm tra bao gồm:


  • Việc thực hiện báo cáo định kỳ;

  • Việc tuyển dụng và đào tạo lao động;

  • Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động;

  • Việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể;

  • Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;

  • Việc trả lương cho người lao động;

  • Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

  • Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài;

  • Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất;

  • Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia;

  • Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại về lao động;

  • Nội dung khác mà người sử dụng lao động thấy cần thiết.


Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:


  • Người sử dụng lao động phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động quy định tại Thông tư này. Khi có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động, người sử dụng lao động đăng ký tài khoản và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trên trang thông tin điện tử.

  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trong báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; đảm bảo đúng thời hạn báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

  • Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để thực hiện các kiến nghị, phản hồi của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động theo nội dung báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến; giải trình khi có yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.


Trình tự tiến hành việc tự kiểm tra:


  • Căn cứ thời gian và kế hoạch tự kiểm tra đã xác định, người sử dụng lao động thành lập đoàn tự kiểm tra, đồng thời đăng ký tài khoản trên trang thông tin điện tử để lấy phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.

  • Thành phần đoàn tự kiểm tra gồm: đại diện người sử dụng lao động làm trưởng đoàn; thành viên đoàn là cán bộ lao động, tiền lương, cán bộ an toàn, vệ sinh lao động; đại diện người lao động và thành phần khác có liên quan do người sử dụng lao động tự quyết định.

  • Đoàn tự kiểm tra tiến hành đối chiếu với các quy định pháp luật lao động hiện hành tương ứng theo từng nội dung tự kiểm tra để phân tích, so sánh và kết luận doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật lao động hay không và đưa ra biện pháp khắc phục nội dung không tuân thủ (nếu có). Mẫu kết luận tự kiểm tra được đăng trên trang thông tin điện tử, được cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi của pháp luật lao động.

  • Đối với những nội dung cần phải đến hiện trường sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc của người lao động thì đoàn tự kiểm tra đến để xem xét, kiểm tra, cần thiết có giải pháp khắc phục ngay những vi phạm (nếu có).

  • Hồ sơ tự kiểm tra gồm phiếu tự kiểm tra, kết luận tự kiểm tra, văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra của doanh nghiệp và các tài liệu, hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra phải được lưu giữ trong hồ sơ quản lý doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp.


Báo cáo kết quả tự kiểm tra


  • Người sử dụng lao động phối hợp với đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra trực tuyến khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động.

  • Cơ sở sử dụng lao động, bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương, đơn vị đến thi công tại địa phương phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh văn phòng đại diện, đơn vị thi công đang hoạt động.


Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Đồng thời quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực.


Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định tại Thông tư này là cơ sở để cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau, đồng thời là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.


Nhân sự là chìa khóa tạo nên thành công của rất nhiều doanh nghiệp do đó việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động là điều cần thiết để các doanh nghiệp thu hút và giữ chân được các nhân tài. Sử dụng phần hành quản lý nhân sự thuộc hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể của BRAVO là một trong những “giải pháp 4.0” mà các doanh nghiệp sử dụng hiện nay.


>> Chi phí DN được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2018.

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng