Vietnam ICT Summit 2018: Hướng tới mục tiêu Chính phủ số và Kinh tế số

Sáng 18/7, Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit 2018) đã được diễn ra trọng thể tại Hà Nội. Hội nghị đề cập nhiều vấn đề nóng hổi xoay quanh chủ đề ”Hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số”.

vietnam ict summit 2018

Vietnam ICT Summit 2018 là sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp với Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân đồng tổ chức.

Là năm thứ 8 diễn ra,  Vietnam ICT Summit có sự tham dự của trên 650 đại biểu cấp cao từ Chính phủ, 10 Bộ và các cơ quan ngang bộ; 31 cục, tổng cục, trung tâm, viện nghiên cứu; lãnh đạo tỉnh, sở, ban ngành từ 27 tỉnh, thành phố trên cả nước; đại sứ, tham tán thương mại của 12 quốc gia tại Việt Nam, các lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cùng rất đông phóng viên báo chí trong và ngoài nước đến đưa tin…

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Hội nghị lần này là hội nghị hành động, trước hết là xây dựng thành công chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số ở Việt Nam”.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng quyết tâm bằng việc ra thông báo quan trọng thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Trong vai trò là Chủ tịch Ủy ban, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp chỉ đạo hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử. Các thành viên Ủy ban là Phó thủ tướng và Bộ trưởng các bộ liên quan tới các nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng Chính phủ điện tử, thì còn có sự tham gia của đại diện cho khu vực tư nhân để tăng cường và bảo đảm cơ chế hợp tác công – tư chặt chẽ trong tiến trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy kinh tế số tiếp cận CMCN 4.0 đã được Chính phủ đề ra.

Tại diễn đàn Vietnam ICT Summit 2018, Thủ tướng khẳng định: “Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”. Chính phủ đã giao cho Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết thể hiện rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm và lộ trình cụ thể trong triển khai Chính phủ điện tử và thiết lập hệ thống chỉ số trong giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu.

Tại Vietnam ICT Summit 2018, trong thời gian tới Thủ tướng yêu cầu và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xác định các nhiệm vụ trọng tâm và quyết tâm thực hiện 4 nhiệm vụ chủ chốt gồm:

  • Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế;
  • Tập trung triển khai các giải pháp nền tảng công nghệ Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  • Dành nguồn lực để phát triển Chính phủ điện tử trên cơ sở xác định mục tiêu trọng tâm và ưu tiên đầu tư xây dựng Chính phủ điện tử trong ngắn hạn và trung hạn và rà soát, sắp xếp lại nguồn lực và huy động nguồn lực còn thiếu từ các nguồn, kể cả xã hội hóa và vay thương mại;
  • Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhận thức về Chính phủ điện tử, kinh tế số, hạ tầng số.

 

Vietnam ICT Summit 2018 tập trung bàn về kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo và nhiều vấn đề liên quan của nền kinh tế số, Thủ tướng nhận định: “Chúng ta thấy đã xuất hiện những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống, như các hãng truyền thông toàn cầu nhưng không sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu chiếc xe nào, hãng khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu phòng khách sạn nào… đã và đang góp phần định hình nên một thời đại kinh tế mới, thời đại của kinh tế số…”. Vậy nên, Thủ tướng nhấn mạnh: Diễn đàn cấp cao CNTT-TT 2018 (Vietnam ICT Summit) lần này phải thảo luận để tạo ra nhận thức chung sâu sắc hơn về những đặc trưng cơ bản của kinh tế số… Kết quả là chọn được hướng đi phù hợp, phát huy tốt các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong phát triển kinh tế số.

Vietnam ICT Summit song song việc thực hiện thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng yêu cầu Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) báo cáo các đề xuất, kiến nghị cụ thể của Diễn đàn; đồng thời giao VINASA chủ trì với các tổ chức xã hội khác thực hiện việc giám sát độc lập từ góc nhìn của khu vực tư nhân để báo cáo Thủ tướng chi tiết thực thi.

Tiếp nội dung chương trình Vietnam ICT Summit 2018 , Diễn đàn đã lần lượt thảo luận theo 3 tọa đàm chuyên đề chính: Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Kinh tế số và Hạ tầng số. Tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2018, các kinh nghiệm quốc tế thành công của Malaysia, Estonia cũng đã được chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm:

>> BRAVO 7 ERP-VN sản phẩm công nghệ tiêu biểu đạt Danh hiệu Sao Khuê 2018.

Theo Báo điện tử Nhịp sống số

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng