Đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước trong vai trò “sếu đầu đàn”


Tất cả đều là các doanh nghiệp nhà nước thuộc 4 lĩnh vực khác nhau, sở hữu tổng tài sản tầm tỷ USD, được đề xuất để nghiên cứu thí điểm tham gia vào “Đề án phát triển DNNN quy mô lớn“ phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường.


Chiều qua (ngày 10/3), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng – Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã chủ trì cuộc họp về Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn, điển hình là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Mục tiêu kỳ vọng phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.


Bên cạnh tiêu chí tổng tài sản trên 20 nghìn tỷ đồng, thì các doanh nghiệp được lựa chọn phải là đối tượng có thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD; ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6 …


Ngoài ra, việc xác định ngành, lĩnh vực để nghiên cứu thí sẽ dựa vào 05 tiêu chí sau: Có tính chất mở đường, dẫn dắt; có vai trò cần thiết trong phát triển, định hướng công nghiệp; hướng tới làm chủ công nghệ số; cần thiết duy trì sự hiện diện của Nhà nước.


Như vậy, có 7 doanh nghiệp được lựa chọn thành “sếu đầu đàn” theo đề xuất ban đầu là:


  • Viettel, MobiFone, VNPT: là 3 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao;

  • Tập đoàn Điện lực EVN Tập đoàn Dầu khí PVN: là 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo;

  • Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics) và Vietcombank (thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng).



Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp. – Ảnh: VGP


Tại cuộc họp trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện các DNNN số lượng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 0,07% tổng số doanh nghiệp cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các DN trên thị trường và 30% GDP; ngoài ra, chưa kể tới việc đóng góp về nhân lực lao động, việc làm, ổn định thị trường khi có bất ổn và vai trò điều tiết, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng – an ninh…


“Tôi muốn nhấn mạnh vai trò của DNNN phải thực sự là những con chim đầu đàn, dẫn dắt và lan tỏa sang các khu vực DN khác. Về chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn là đúng đắn để những DNNN này tập trung vào vấn đề mới, lớn, khó, còn lại để cho DNTN làm. Tại Đại hội XIII cũng xác định mục tiêu rất rõ tới các mốc năm 2025, 2030 và 2045, phải xây dựng được một nền kinh tế có tính tự chủ cao hơn, sức chống chịu tốt hơn. Để làm được, phải phát triển, làm chủ được công nghệ”, ông Dũng nói.


Đề cập tới các yếu tố như CMCN lần thứ 4, dịch bệnh COVID-19, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn, các FTA mà Việt Nam đã tham gia, Bộ trưởng Dũng khẳng định đây là chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên các DN trên thế giới.


Ông Dũng cho biết thêm: “Chúng ta phải làm chủ công nghệ lõi, nếu không thì không bao giờ vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, chứ chưa nói đến thu nhập cao”, đồng thời nhắc tới việc tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới.


Kết thúc hội nghị, một lần nữa Bộ trưởng khẳng định các ý kiến tại cuộc họp sẽ được Bộ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án.


Thông tin thêm:


Theo Dự thảo Đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn”, có 17 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn, hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia như công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, tài chính, viễn thông, kết cấu hạ tầng.


Cụ thể, đó đều là các doanh nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng, được xác định phát triển thành “sếu đầu đàn” để phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)…


Dự thảo cũng đề cập tới vấn đề, từ nay đến năm 2030 sẽ chỉ tập trung vào tái cơ cấu, sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện có mà không thành lập mới các tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sở hữu. Trước mắt, nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn điều lệ tại 4 công ty mẹ gồm: PVN, SCIC, EVN và Viettel.


>> Ứng dụng phần mềm ERP BRAVO tại doanh nghiệp vừa và lớn


Xem thêm: Lối ra nào cho kinh tế Việt Nam trong năm 2021?


                                                                                                                                        Theo CafeF

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng