Áp dụng quy định mới hướng dẫn kế toán Bảo hiểm xã hội


Thông tư số 102/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 14/11/2018, nhằm hướng dẫn chi tiết kế toán Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/01/2019.


Theo đó, Thông tư 102/2018/TT-BTC quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán cùng báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo nghiệp vụ quỹ bảo hiểm áp dụng cho các đơn vị sau: Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các Ban quản lý dự án trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.


Có 30 chứng từ kế toán theo Thông tư hướng dẫn sẽ bổ sung thêm, áp dụng cho các cơ quan Bảo hiểm xã hội là: Giấy thanh toán kinh phí chi hỗ trợ cho UBND cấp xã thực hiện lập danh sách người tham gia BHYT; Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại lý; Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức làm đại diện chi trả; Bảng tổng hợp số phải thu Bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; Danh sách giải quyết hưởng chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; Danh sách giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi…



>> Xem thêm: Một số điểm mới cần biết về thẻ Bảo hiểm y tế từ năm 2019.


Ngoài ra, Thông tư 102/2018/TT-BTC cũng quy định về hệ thống BCTC, báo cáo quyết toán hoạt động tài chính nội ngành của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể: Các đơn vị kế toán cơ sở thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho hoạt động tài chính nội ngành của đơn vị theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.


Đơn vị kế toán cấp trên thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lập BCTC tổng hợp theo quy định tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 của Bộ Tài chính.


Trong trường hợp được yêu cầu, các đơn vị còn phải lập một số báo cáo khác liên quan đến hoạt động tài chính nội ngành của đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.


Bên cạnh đó, các đơn vị kế toán cơ sở thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải lập BCTC quỹ bảo hiểm theo quy định.


Đối với đơn vị kế toán cấp trên thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các đơn vị trực thuộc (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh) phải tổng hợp BCTC quỹ bảo hiểm từ các đơn vị trực thuộc theo quy định của Thông tư này.


Nhằm đảm bảo thời gian tổng hợp số liệu cho lập BCTC nhà nước và báo cáo các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định, thời hạn để nộp BCTC quỹ bảo hiểm sẽ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.


Có thể bạn quan tâm:


>> 3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ.


Theo Tạp chí tài chính


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng