Các chính sách tiền lương mới theo NĐ 28/2020/NĐ-CP


Tiền lương Người lao động là yếu tố có nhiều biến đổi thường xuyên trong cơ chế quản lý của Hiến pháp Nhà nước Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách tiền lương được chi phối bởi các quy định từ nhiều phía. Gần đây nhất vào ngày 01/03/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 28/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về việc xử phạt các hành vi liên quan đến lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo đó, nhiều chính sách tiền lương mới bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2020.



1. Các quy định chi phối tiền lương hiện tại


  • Quy định về mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng, từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp, từng quốc gia theo quy định.

  • Quy định về chế độ lương ngạch, cấp bậc, chức vụ thể hiện bằng thang lương, bảng lương, mức lương. Các yếu tố trên là được bao hàm bởi định nghĩa lương cơ bản hoặc mức lương chính. Chính sách cụ thể được phụ thuộc vào các yếu tố do yêu cầu của công việc, chức vụ quyết định. Bao gồm: Độ khó và phức tạp; hao phí lao động; điều kiện lao động; trách nhiệm của công việc; chính sách theo ngành, nghề;…

  • Quy định về chế độ phụ cấp lương. Đây là yếu tố của chính sách tiền lương mà người lao động được hưởng tùy theo điều kiện công việc, cấp bậc, chức vụ. Đây là khoản tiền lương không thường xuyên.

  • Quy định về chế độ nâng bậc, ngạch lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật hoặc Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ; Công chức, viên chức Nhà nước.

  • Quy định về chế độ tiền lương làm thêm giờ.

  • Quy định về chế độ tiền lương làm việc ban đêm.

  • Quy định về chế độ tiền lương ngừng việc.

  • Quy định về chế độ tiền lương ngày nghỉ phép; Lễ Tết; Ngày nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng lương như cưới xin, tang lễ…

  • Quy định về chế độ tiền lương được cử đi đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

  • Quy định về chế độ tiền lương bị tạm giữ.

  • Quy định về chế độ tiền thưởng từ quỹ tiền lương.

  • Quy định về chế độ tạm ứng tiền lương.

  • Ngoài ra các quy định về chế độ các khoản phụ cấp thường xuyên như: bữa ăn giữa ca, chế độ bồi dưỡng độc hại, phụ cấp hỗ trợ tiền đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc… cũng chi phối trực tiếp đến chính sách tiền lương.


2. Chính sách tiền lương mới theo NĐ 28/2020/NĐ-CP


Nội dung trong Nghị định đã quy định rõ mức phạt dành cho NGƯỜI SỬ DỤNG lao động trong các trường hợp có những hành vi không đúng theo quy định, cam kết.


a. Quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định


Khi người sử dụng lao động có các hành vi sau:


  • Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

  • Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

  • Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;

  • Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;

  • Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

  • Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.


Mức phạt dành cho những hành vi này của người sử dụng lao động dao động từ 2 triệu đến 5 triệu.


b. Các hành vi vi phạm của doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định


Các hành vi vi phạm khi người sử dụng lao động trả lương không đúng hạn bao gồm:


  • Trả lương không đúng hạn;

  • Căn cứ theo thỏa thuận trong Hợp đồng lao động, người sử dụng không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động;

  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật;

  • Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý.

  • Không trả hoặc trả thiếu tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm, tiền lương ngừng việc theo quy định.

  • Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng theo quy định,


Tất cả các trường hợp trên sẽ phải chịu mức phạt cụ thể như sau:


  • Quy mô vi phạm từ 01 – 10 người. Mức phạt từ 5 triệu đến 10 triệu dành cho đối tượng sử dụng lao động là cá nhân. Nếu đối tượng sử dụng lao động là tổ chức mức phạt sẽ là từ 10 – 20 triệu.

  • Quy mô vi phạm từ 11 – 50 người. Trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ là từ 20 – 40 triệu.

  • Quy mô vi phạm từ 51 – 100 người. Mức phạt từ 20 triệu đến 30 triệu dành cho đối tượng cá nhân. Nếu là đối tượng tổ chức, mức phạt sẽ là từ 40 – 60 triệu.

  • Quy mô vi phạm từ 101 – 300 người. Mức phạt từ 30 triệu đến 40 triệu dành cho đối tượng cá nhân. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ là từ 60 – 80 triệu.

  • Quy mô vi phạm từ 301 người trở lên. Mức phạt từ 40 triệu đến 50 triệu dành cho cá nhân. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ là từ 80 – 100 triệu


Như vậy nếu là loại hình tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt của người sử dụng lao động sẽ lên tới tối đa là 100 triệu đồng nếu trả lương chậm hoặc không đúng cho người lao động.


c. Hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định


Nội dung chỉ rõ: Nếu người sử dụng lao động có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiếu vùng do Chính phủ quy định sẽ bị phạt tiền:


  • Từ 20 triệu đến 30 triệu nếu số lượng lao động vi phạm từ 1 -10 người.

  • Từ 30 – 50 triệu nếu số lượng lao động vi phạm từ 11 – 50 người.

  • Từ 50 – 75 triệu nếu số lượng lao động vi phạm từ 51 người trở lên.


d. Hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định.


Người sử dụng lao động có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt cụ thể như sau:


  • Từ 3 – 5 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 1 – 10 người;

  • Từ 5 – 8 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 11 – 50 người;

  • Từ 8 – 12 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 51 – 100 người;

  • Từ 12 – 15 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 101 – 300 người;

  • Từ 15 – 20 triệu với vi phạm số lượng lao động từ 301 người;


Chính sách tiền lương được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định cụ thể hoặc quy định khung, nguyên tắc làm cơ sở cho cấp thực hiện thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động. Việc thiết lập các quy định chính sách tiền lương dựa trên nguyên tắc vừa phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động vừa phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người sử dụng lao động. Để thực hiện chính sách tiền lương tuân thủ theo đúng quy định của Chính phủ, trước tiên người sử dụng lao động cần phải quản lý hiệu quả tiền lương cho NLĐ. Và để quản lý hiệu quả, Doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phân hệ phần mềm quản lý Nhân sự – Tiền lương BRAVO 8.


>>> 3 chính sách tiền lương mới có hiệu lực từ 2020.

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng