Chi tiết quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN


Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã bãi bỏ quy định phải có sổ BHXH; các giấy tờ khám và điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú; đồng thời bỏ điều kiện phải có sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường đối với trường hợp bị tai nạn giao thông (TNGT) được xác định là tai nạn lao động (TNLĐ).


Về quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm (BH) thất nghiệp đã được bổ sung theo những điểm mới tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH. 


Cụ thể, cơ quan BHXH đã bãi bỏ quy định phải có sổ BHXH; các giấy tờ khám và điều trị thương tật ban đầu với trường hợp điều trị ngoại trú; đồng thời bỏ điều kiện phải có sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường đối với trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ. Ngoài ra, biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội trong việc giải quyết chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp lần đầu của người lao động (NLĐ).


Cũng tại Quyết định này, BHXH Việt Nam quy định rõ hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH gồm: Quy trình giải quyết hưởng và chi trả chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; Quy trình giải quyết hưởng và chi trả các chế độ thai sản, ốm đau, trường hợp dưỡng sức phục hồi sức khỏe; Quy trình chi trả BHTN.



>> Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự – Tiền lương, Bảo hiểm xã hội


Như vậy, khi lao động nữ sinh con, hồ sơ hưởng chế độ thai sản sẽ gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc là bản sao giấy chứng sinh của con. Đối với lao động nam thì có thêm giấy tờ của bệnh viện thể hiện sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi trường hợp nghỉ khi vợ sinh phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần mà giấy chứng sinh không thể hiện.


Trường hợp con chết sau khi sinh thay bằng tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc trích sao hoặc giấy ra viện của người mẹ nếu chưa được cấp giấy chứng sinh.


Về việc nộp hồ sơ hưởng thai sản, NLĐ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp trực tiếp thì thời hạn giải quyết và chi trả tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; còn nộp thông qua đơn vị sử dụng lao động thì tối đa là 06 ngày.


Quyết định cũng nêu rõ cán bộ BHXH, cán bộ chi trả không được phép ký nhận thay các chế độ BHXH, BHTN của người hưởng.


Từ ngày 01/5/ 2019, Quyết định này có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam, Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của BHXH Việt Nam, Quyết định số 1515/QĐ-BHXH ngày 17/10/2016 của BHXH Việt Nam.


Đồng thời, bãi bỏ Công văn số 4644/BHXH-CSXH ngày 18/11/2016 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn thanh toán phí giám định y khoa, Công văn số 3647/BHXH-CSXH ngày 21/9/2016 của BHXH Việt Nam hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và các quy định khác do BHXH Việt Nam ban hành trước đây trái với quy định tại Quyết định này.


Có thể bạn quan tâm:


>> Áp dụng quy định mới về thực hiện bảo hiểm thất nghiệp


Theo Tạp chí tài chính


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng