Mức độ hài hòa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam so với Quốc tế


Năm 2001, Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở Chuẩn mực kế toán quốc tế, song thực tiễn áp dụng cũng có những điểm khác biệt tất yếu.


Sự khác biệt trên xuất phát từ việc áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn vẫn còn những hạn chế về điều kiện kinh tế – xã hội, chính trị đặc thù của Việt Nam. Bài viết sau sẽ đi vào nghiên cứu mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán trình bày Báo cáo tài chính và chuẩn mực Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Việt Nam với quốc tế.


Thực trạng mức độ hài hòa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam so với Chuẩn mực kế toán quốc tế


Hiện nay, sự hài hòa giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được nhiều nhà khoa học và đơn vị nghiên cứu, cả công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như: Deloitte, Ernst & Young, KPMG đều có những nghiên cứu về VAS và IAS. Song nghiên cứu mới chỉ mang tính khái quát, chưa tập trung sâu vào những chuẩn mực cụ thể của báo cáo tài chính (BCTC).


Thời điểm hiện tại, hệ thống VAS được BTC ban hành thông qua 5 đợt (với 5 quyết định kèm thông tư hướng dẫn), có 26 chuẩn mực kế toán tất cả. Dựa trên các nghiên cứu của Emenyonu and Gray (1992); Emenyonu and Adhikari (1998); Setyadi et al. (2008), nghiên cứu này tiếp tục nghiên cứu trên 2 chuẩn mực kế toán chủ yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính, gồm: Chuẩn mực trình bày BCTC và Chuẩn mực Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.


Chuẩn mực kế toán trình bày báo cáo tài chính của Việt Nam và quốc tế


Dựa vào kết quả trong Bảng 1, mức độ hội tụ của Chuẩn mực trình bày BCTC Việt Nam và quốc tế đang đạt mức hội tụ 0.688. Về cơ bản, VAS 21 được xây dựng dựa trên IAS 01, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của Doanh nghiệp Việt Nam.


Về cơ bản, VAS đã cơ bản với IAS phản ánh được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về BCTC của các doanh nghiệp.


Tuy nhiên, VAS 21 và IAS 01 vẫn còn nhiều khác biệt đáng kể. Theo VAS 21, một khoản nợ tài chính đến hạn trong vòng 12 tháng sau ngày lập Bảng cân đối kế toán được phân loại là nợ dài hạn nếu một hợp đồng tái cấp vốn hoặc lập lại kế hoạch thanh toán trên cơ sở dài hạn được hoàn thành sau ngày Báo cáo tài chính và trước ngày Báo cáo tài chính được phát hành.



VAS 21 yêu cầu phân tích các thay đổi về vốn chủ sở hữu trong phần thuyết minh BCTC, chứ không yêu cầu thuyết minh các xét đoán và giả định chính của Ban giám đốc về tương lai kèm các nguồn ước tính không chắc chắn khác. Các thay đổi không liên quan đến chủ sở hữu được trình bày trong Báo cáo thu nhập toàn diện theo IAS 01. Ngược lại, không có khái niệm báo cáo thu nhập toàn diện trong VAS 21.


IAS 01 yêu cầu doanh nghiệp trình bày bổ sung việc tính thuế thu nhập hoãn lại theo quy định tại IAS 12 thuế thu nhập liên quan đến mỗi thành phần của thu nhập toàn diện khác trong khi VAS 21 không có yêu cầu này.


IAS 01 yêu cầu trình bày riêng biệt các chi phí giữa việc tiếp tục hoạt động và ngưng hoạt động. IAS 01 hướng dẫn, các DN có thể làm báo cáo cho niên độ 52 tuần nếu BCTC không có nhiều khác biệt trọng yếu so với BCTC một năm.


Doanh nghiệp được phép chọn trình bày thu nhập và chi phí trong một báo cáo (BC thu nhập toàn diện) hoặc tách thành 2 báo cáo (BC kết quả hoạt động kinh doanh và BC thu nhập toàn diện), theo IAS 01. Ngoài ra, IAS 01 cũng yêu cầu DN trình bày so sánh báo cáo tình hình tài chính trong 2 năm khi áp dụng nguyên lý kế toán theo phương pháp hồi tố hoặc trình bày lại các khoản mục trong BCTC của mình theo phương pháp hồi tố, cả khi DN phân loại các khoản mục trong BCTC.


Bên cạnh đó, VAS 21 không có yêu cầu này mà thông tin sẽ được trình bày trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là dựa trên cơ sở định dạng BCTC chuẩn theo VAS.


Chuẩn mực kế toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Việt Nam và quốc tế


Dựa trên việc so sánh chuẩn mực VAS 24 và IAS 07, có thể nhận thấy mức độ hội tụ của chuẩn mực báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Việt Nam đang ở mức đáng kể, tuy còn nhiều khoản mực có sự khác biệt nhỏ.


IAS sử dụng phuơng pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư để trình bày trên BC lưu chuyển tiền tệ các dòng tiền phát sinh giữa bên đầu tư và bên được đầu tư khi hạch toán một khoản đầu tư vào công ty liên kết hoặc công ty con.


Nếu công ty đồng kiểm soát, việc trình bày phụ thuộc vào phương pháp hợp nhất tỷ lệ hay hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu, áp dụng khi báo cáo khoản đầu tư vào công ty đồng kiểm soát cho mục đích trình bày lưu chuyển tiền tệ hợp nhất hợp lý.


Song VAS không đề cập vấn đề này. VAS sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch. IAS sử dụng tỷ giá tại ngày lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có thể sử dụng tỷ giá trung bình xấp xỉ bằng tỷ giá thực tế như tỷ giá bình quân gia quyền trong kỳ.


Mức độ hài hòa giữa hai chuẩn mực kế toán


Từ Bảng 1, nếu sử dụng phương pháp hệ số phù hợp để kiểm tra mức độ hội tụ tổng thể trong 2 trường hợp:


Mức độ hội tụ tổng thể = (19*1 + 15*0.7 + 5*0.3 + 4*0) / (19 + 15 + 5 + 4) = 0,7209


Kết quả từ thuật toán phân cụm mờ cho thấy:


– Không có khác biệt lớn về mức độ hội tụ giữa 2 trường hợp tiêu chuẩn, khi mức trường hợp duy nhất hội tụ đã được tính riêng (Bảng 1). Dễ thấy rằng, mức độ hội tụ của chuẩn mực trình bày BCTC là 0.688, chuẩn mực BC lưu chuyển tiền tệ là 0.763. Mức hội tụ của cả hai chuẩn mực đều gần bằng nhau và đạt mức hội tụ đáng kể.


– Mức độ hội tụ của chuẩn mực BC lưu chuyển tiền tệ lớn hơn chuẩn mực trình bày BCTC, xét thấy phù hợp với kết quả ở Bảng 1. Với cả hai chuẩn mực thì mức độ hội tụ đạt mức đáng kể, đây là một mức tốt cho hệ thống VAS. Tổng hợp kết quả với nghiên cứu trước đây, ta có mức độ hội tụ tổng thể cho 5 trường hợp như sau:


Mức độ hội tụ tổng thể = (73*1 + 26*0.7 + 7*0.3 + 19*0) / (73 + 26 + 7 + 19) = 0,7464


Kết luận và đề xuất giải pháp


Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện VAS đang tiến rất gần đến IAS. Ngoài ra, việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho mình là một sự lựa chọn cần thiết, phù hợp trong thời đại kinh tế ngày nay.


Tuy nhiên cần nhìn nhận hệ thống VAS vẫn còn không ít điểm hạn chế so với hệ thống IAS, ảnh hướng tới sự phát triển và làm chậm tiến trình hội nhập của nền kinh tế quốc gia.


Qua quá trình tìm hiểu và so sánh hai cặp chuẩn mực tương ứng trên trong hệ thống chuẩn mực của quốc tế và Việt Nam, một số biện pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống VAS góp phần tiệm cận hơn với hệ thống IAS, cụ thể:


  • Thứ nhất, biện pháp phát triển chuẩn mực kế toán trình bày BCTC VAS 21 theo hướng quốc tế.

  • Thứ hai, có các biện pháp phát triển chuẩn mực kế toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ VAS 24 theo hướng quốc tế.

  • Thứ ba, để báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chuẩn hóa theo quốc tế, các chuẩn mực và và văn bản hướng dẫn phải thống nhất với các IFRS liên quan, kết hợp với các giải pháp toàn diện khác.


Cùng với đó, Bộ Tài chính cần căn chỉnh những điểm chưa phù hợp trong công tác kế toán tại Việt Nam để nhằm hướng tới sự hòa hợp và hội tụ kế toán trong tương lai đi theo xu thế phát triển của thị trường thế giới…  


Có thể bạn quan tâm:


>> Chính sách tài chính mới sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2018.


Theo Tạp chí tài chính

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng