Cách xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng


Khi hàng tồn kho còn rất nhiều so với thực tế, bất kỳ kế toán viên nào cũng sẽ cảm thấy bất an, hoang mang và lo lắng với kết quả như vậy. Từ những kinh nghiệm làm việc thực tiễn, xin chia sẻ với bạn đọc cách thức xử lý hàng tồn kho, cụ thể là mặt hàng tồn kho hết hạn sử dụng, hi vọng sẽ giúp người làm kế toán và chủ doanh nghiệp có được hướng xử lý tốt nhất.


Cách xử lý hàng tồn kho


Hàng tồn kho chính là những mặt hàng được doanh nghiệp giữ lại, để bán ra sau cùng, thường chiếm 40% – 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc kiểm soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề hết sức cần thiết trong quản trị, đặc biệt xử lý hàng tồn kho vượt định mức.


Có rất nhiều cách để xử lý hàng tồn kho như:


–          Giao bán hóa đơn đầu ra cho những doanh nghiệp khác đang thiếu những mặt hàng mà bạn đang thừa;


–          Xuất hóa đơn cho đối tượng và các cá nhân không cung cấp tên, địa chỉ và mã số thuế (hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 39/2014/TT-BTC;


–          Chuyển hình thức trả lương bằng tiền mặt hay chuyển khoản sang chi trả một phần bằng sản phẩm tồn; xuất hóa đơn hàng biếu tặng;


–          Nếu các mặt hàng liên quan đến Hạn sử dụng, kế toán có thể áp dụng cách “Hàng hết date” để xoay chuyển tình thế. Mặt hàng nào còn tồn, chưa bán được thì làm thủ tục hủy hàng hết hạn sử dụng cần thanh lý;


–          Dựng lên một kịch bản hàng hóa mất không rõ nguyên nhân;


–          Vận dụng những hiểu biết từ Thông tư, các văn bản luật để tạo ra một nguyên nhân hợp lý nào đó (Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC).



Cách xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng


Trước khi đi vào hướng xử lý, ta đi tìm hiểu khái niệm hàng tồn kho hết hạn sử dụng là gì?


Hàng tồn kho hết hạn sử dụng được hiểu là các mặt hàng sau một thời gian sản xuất mà không bán được dẫn đến bị hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng. Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra biện pháp xử lý để hạn chế tổn thất về mặt kinh phí, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh.


Vậy, cụ thể cách xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng ra sao?


1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp


Căn cứ Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015 (bổ sung cho Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) về hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN thì hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường sẽ tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


Hồ sơ chuẩn bị gồm:


– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.


Cần xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng là gì?; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng.


– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).


– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).


Hồ sơ sẽ được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi có yêu cầu.


Lưu ý: Bên cạnh việc làm hồ sơ như trên, các bạn phải thành lập hội đồng tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng (nếu hủy) hoặc quyết định thanh lý (nếu là thanh lý).


2. Với thuế giá trị gia tăng


Khoản 1, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có quy định. Các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường sẽ được khấu trừ thuế GTGT gồm: các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, thiên tai, hỏa hoạn, hàng quá hạn sử dụng… Muốn được khấu trừ thuế, doanh nghiệp phải cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh cho các trường hợp tổn thất được bồi thường.


Lưu ý: Hàng hóa hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường vẫn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.


3. Hướng dẫn hạch toán hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng, hư hỏng phải hủy


Tại điểm c, Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.


“c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:


Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)


Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)


Có các TK 152, 153, 155, 156.


Vậy, trước đó kế toán phải trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi trích lập hạch toán:


Nợ TK 632


Có TK 229


>> Xem thêm kiến thức về quản trị hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt?

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng