Đơn vị Chứng khoán

Phần mềm BRAVO – SECURITIES khi ứng dụng tại các đơn vị chuyên về CHỨNG KHOÁN được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành.

I.  TỔNG QUAN PHẦN MỀM

Phần mềm BRAVO – SECURITIES khi ứng dụng tại các đơn vị chuyên về CHỨNG KHOÁN được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành. Phần mềm BRAVO Securities không chỉ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác tài chính – kế toán công ty chứng khoán theo thông tư 334, mà còn hỗ trợ công tác quản trị như quản lý hợp đồng; xử lý kết nối core giao dịch, quản lý luồng tiến trình thực hiện công việc, kết nối các phòng ban của doanh nghiệp như Phòng nhân sự, Phòng mua hàng… cũng như kết nối tổng hợp dữ liệu từ các chi nhánh, đơn vị thành viên.

II.  BÀI TOÁN ĐẶC THÙ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CHỨNG KHOÁN

1.  Hệ thống tổ chức dữ liệu trên phần mềm áp dụng tại doanh nghiệp chứng khoán

  • Mô tả những hoạt động chính

​a. (1): Quản lý giao dịch chứng khoán

– Là hoạt động đầu tiên khởi đầu quá trình hoạt động kinh doanh của 1 đơn vị chứng khoán.

– Thông thường các đơn vị chứng khoán sẽ sử dụng các core giao dịch đặc thù để thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ Mua – Bán trên sàn chứng khoán.

b. (2): Quản lý tài chính kế toán

– Là bộ phận kế thừa và ghi nhận toàn bộ giao dịch của bộ phận giao dịch bán hàng để đưa vào hạch toán sổ sách.

– Đóng vai trò kiểm soát và đưa các hệ thống Báo cáo tài chính theo Thông tư 210, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Báo cáo quản trị nội bộ của doanh nghiệp.

– Các công việc chính trong quy trình: Kế toán tiền mặt; Kế toán tiền ngân hàng; Kế toán bán hàng (Tự doanh bán chứng khoán, phải thu); Kế toán mua hàng (Tự doanh mua chứng khoán, phải trả); Kế toán chứng khoán ngoài bảng; Kế toán quản lý tài sản cố định và công cụ dụng cụ Kế toán tài sản và CCDC; Kế toán thuế; Kết nối core giao dịch và lấy dữ liệu; Kế toán tổng hợp; Báo cáo tài chính theo Thông tư 210; Một số Báo cáo tài chính theo quy định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Báo cáo quản trị theo yêu cầu của doanh nghiệp.

c. (3): Quản lý mua hàng

– Chủ yếu phục vụ cho công tác mua sắm vật tư, văn phòng phẩm và tài sản đáp ứng hoạt động của các bộ phận.

– Sau khi hoàn thiện các “đề nghị vật tư”, tiến hành hỏi hàng, thu thập báo giá và đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất.

– Sau khi lãnh đạo phê duyệt nhà cung cấp, tiến hành lập các đơn hàng, hợp đồng (theo báo giá) và theo dõi quá trình mua hàng.

– Song song đó, tiến hành lập hồ sơ thanh toán cho nhà cung cấp và chuyển cho kế toán tiến hành thanh toán.

– Sau khi quá trình mua và nhập hàng thành công, tiến hành khảo sát và đánh giá chất lượng từng nhà cung cấp làm căn cứ để lựa chọn, mua hàng trong các lần tiếp theo.

– Các công việc chính trong quy trình: Kiểm soát đề nghị mua; Tập hợp báo giá và đánh giá nhà cung cấp; Quản lý hợp đồng/đơn hàng mua; Theo dõi tình trạng nhập mua; Lập hồ sơ thanh toán mua hàng; Khảo sát và đánh giá nhà cung cấp

d. (4): Quản lý nhân sự

– Phục vụ cho công tác quản trị nhân sự (Quản lý toàn bộ quá trình làm việc của 1 nhân sự tại doanh nghiệp).

– Phục vụ cho bộ phận nhân sự thực hiện tính lương trên hệ thống.

– Các công việc chính trong quy trình: Quản lý nhân sự; Chấm công; Tính lương

e. (5): Kiểm soát các hoạt động của chi nhánh

– Mô hình hoạt động các đơn vị chứng khoán thường sẽ có các chi nhánh trên toàn quốc như (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu) hạch toán độc lập với trụ sở chính.

– Yêu cầu hệ thống cần có công cụ kiểm soát hoạt động các chi nhánh cũng như tổng hợp dữ liệu của toàn bộ Công ty trên cùng một hệ thống phần mềm.

– Các công việc chính trong quy trình (Các phòng ban thông thường tham gia vào hệ thống): Phòng Kế toán; Phòng Mua hàng; Phòng Nhân sự.

III.  GIẢI PHÁP CỦA BRAVO CHO CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

1.  Tổ chức cơ sở dữ liệu phần mềm

Với toàn bộ nội dung cũng như mô hình hoạt động chung của một đơn vị chứng khoán đã được mô tả ở trên. Phần mềm BRAVO được thiết kế toàn diện để kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (áp dụng tại trụ sở và các chi nhánh) với sự tương tác dữ liệu của các phòng ban trên cùng một hệ thống và đảm bảo theo mô hình tập trung cơ sở dữ liệu.

  • Mô tả:

​- Tại trụ sở chính:

+ Cài đặt 01 phần mềm BRAVO bao gồm “chương trình chạy” và “cơ sở dữ liệu” trên máy chủ (Server);

+ Tại các phòng ban, các máy tính được phép truy cập vào phần mềm (máy Client) sẽ được khai báo (tên máy, ID người dùng) và được cài các “chương trình chạy” để người dùng cập nhật thông tin, dữ liệu vào phần mềm;

+ Các User sẽ được quản lý, phân quyền chi tiết theo từng vai trò của người dùng tại các phòng ban liên quan, mỗi bộ phận.

– Tại các chi nhánh:

+ Cài đặt phần mềm BRAVO chỉ bao gồm “chương trình chạy” (không bao gồm “cơ sở dữ liệu”) trên các máy Client của các bộ phận, user tham gia sử dụng phần mềm để cập nhật và truyền nhận dữ liệu online về phần mềm trên máy chủ tại trụ sở chính;

+ Các user được phân cấp, phân quyền nhằm đảm bảo tính độc lập, trách nhiệm khi cập nhật dữ liệu vào hệ thống.

(Khuyến cáo: để đảm bảo về tính ổn định, an toàn dữ liệu khi vận hành phần mềm thì BRAVO khuyến cáo trang bị thêm một máy chủ dự phòng, máy chủ backup phục vụ cho hai nhiệm vụ chính: thay thế server chính vận hành hệ thống và backup dữ liệu của phần mềm. Trên server chính và server backup tích hợp các ổ cứng vật lý tương đương và cấu hình theo các giải pháp Raid ổ cứng: Raid 0, Raid1, Raid 10)

a. Phân nhóm các lớp dữ liệu người dùng tại từng địa điểm sử dụng

Ngoài việc kế thừa dữ liệu phát sinh trong hệ thống thì tại từng phòng ban có những nghiệp vụ riêng, độc lập và đôi khi là bảo mật với các phòng ban khác. Do đó, để người dùng thuận tiện trong việc vận hành, thao tác trên phần mềm thì BRAVO chia giao diện người dùng theo từng lớp (Layout). Cụ thể:

– Tại Trụ sở chính:

+  Layout Ban giám đốc công ty.

+ Layout Phòng Kế toán và kết nối lấy dữ liệu từ core giao dịch.

+ Layout Phòng Mua hàng.

+ Layout Phòng Tổ chức hành chính.

– Tại chi nhánh:

+ Layout Ban giám đốc công ty.

+ Layout Phòng Mua hàng.

+ Layout Phòng Kế toán và kết nối lấy dữ liệu từ core giao dịch.

+ Layout Phòng Tổ chức hành chính

b. Tổ chức, bóc tách cơ sở dữ liệu phần mềm

Để doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, quản lý và tổng hợp dữ liệu phát sinh tại từng địa điểm vận hành phần mềm thì BRAVO tư vấn theo các phương án tổ chức dữ liệu phù hợp với từng quy mô của doanh nghiệp. Theo đó, trên cơ sở dữ liệu của phần mềm (database) sẽ được chia nhỏ theo các khay dữ liệu (gọi là khay đơn vị cơ sở) tương ứng với từng điểm sử dụng để nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu phát sinh tại từng điểm. Và có 01 khay dữ liệu tổng hợp đóng vai trò tổng hợp/hợp nhất dữ liệu phát sinh toàn hệ thống. 

 

2.  Xử lý các nghiệp vụ của từng phòng ban

a. Nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán

  • Phân hệ Quản lý hợp đồng vay, cho vay

Tổng quan: Quản lý toàn bộ các hợp đồng tiền gửi, tiền vay. Kiểm soát các khoản dự thu, dự chi của doanh nghiệp để đưa ra các báo cáo phân tích liên quan. 

Nghiệp vụ chi tiết: 

+ Quản lý các hợp đồng tiền gửi..

+ Quản lý chi tiết các khế ước vay, hợp đồng vay.

+ Khai báo các thông tin liên quan đến lãi suất đi vay/cho vay, thời hạn thay đổi lãi suất kỳ hạn trả.

+ Tính toán các khoản dự thu, dự chi trong kỳ

Hệ thống báo cáo: Số tổng hợp tiền gửi; Sổ tổng hợp tiền vay theo khế ước; Bảng chi tiết lãi; Bảng số dư tiền vay so với hạn mức vay.

  • Phân hệ Quản lý tiền (tiền mặt, tiền ngân hàng)

Tổng quan: Quản lý các khoản thu/ chi/ tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo từng loại tiền (USD, VND…), kiểm soát thu tiền khách hàng và thanh toán cho nhà cung cấp. Thông tin đầy đủ về các quỹ, kế hoạch thu – chi để cân đối thu chi hợp lý.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Quản lý quỹ tiền mặt tiền gửi ngân hàng;

+ Tập hợp chi phí theo từng khoản mục, phòng ban, đối tượng…;

+ Tự động tính và hạch toán chênh lệch tỷ giá và đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ;

+ Theo dõi hạn mức tín dụng với từng ngân hàng;

+ Lập và theo dõi kế hoạch các khoản thu, chi, so sánh việc thực tế giữa thực tế và kế hoạch.

Hệ thống báo cáo: Sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán tiền mặt, sổ tiền gửi; Nhật ký thu/chi tiền; Số theo dõi các khoản vay, khế ước…

  • Phân hệ mua/ bán chứng khoán tự doanh

Tổng quan: Được xây dựng dựa trên quy trình mua, bán chứng khoán và quản lý công nợ. Cho phép quản lý việc mua bán chứng khoán với nhiều hình thức khác nhau và theo dõi các khoản công nợ phải trả, phải thu cho từng đối tượng khách hàng cụ thể… Đặc biệt, còn trợ giúp các nhà quản lý kiểm soát được giá trị, số lượng mua, bán chứng khoán. Tự động tính toán giá trị lãi, lỗ và tự động định khoản sổ cái các nghiệp vụ có liên quan.

Nghiệp vụ chi tiết: 

+ Phần mềm trợ giúp người quản lý theo các tiêu chí như: Tính chất đầu tư: ngắn hạn, dài hạn; Loại hình đầu tư: Chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi…); Theo thị trường: Trong nước, ngoài nước, niêm yết, không niêm yết; Các khoản đầu tư: mệnh giá, lãi suất, thời gian nhận lãi, thời gian đáo hạn….

+ Hoặc có thể tạo các trường tự do nhằm khai báo thông tin về các khoản mục đầu tư;

+ Cho phép cập nhật các giao dịch đầu tư trực tiếp từ p/m giao dịch hoặc file excel;

+ Cho phép cập nhật giá trị thị trường nhằm đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư;

+ Cho phép tự xác định chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán chưa về (Chờ thanh toán/ phát hành thêm, chia cổ tức bằng cổ phiếu…);

+ Các thời hạn thanh toán/ chứng khoán về khác nhau (T+1. T+4);

+ Hỗ trợ các giao dịch nhập mua, bán, hàng trả lại, điều chuyển, cổ phiếu thưởng…;

+ Hỗ trợ nhập các chi phí liên quan đến giao dịch (phí giao dịch, phí lưu ký …..);

+ Tính giá các khoản đầu tư (áp dụng đối với đầu tư chứng khoán): Lựa chọn một trong các phương pháp tính giá sau: Bình quân gia quyền theo (tháng, ngày ), LIFO…

+ Cho phép các bút toán điều chỉnh nợ/ có điều chỉnh giá trị khoản đầu tư: Hoạt động kinh doanh (HĐ tư vấn…); Quản lý theo từng loại hình kinh doanh: tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc, khác (Cho phép NSD có thể tự tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau); Quản lý hóa đơn bán hàng; Theo dõi thời hạn thanh toán của các hóa đơn; Cho phép kiểm soát Hạn mức tín dụng cho từng khách hàng tại từng thời điểm; 

Hệ thống báo cáo:

+ Báo cáo mua bán hàng: Báo cáo chi tiết mua, bán CK; nhật ký mua bán hàng…

+ Báo cáo công nợ: Quản lý công nợ liên quan đến hoạt động mua – bán chứng khoán; Báo cáo công nợ phải thu, phải trả theo hạn thanh toán, theo nhân viên; Phân tích tuổi nợ đối với từng khoản công nợ.

+ Báo cáo quản trị: Theo dõi đơn hàng, hợp đồng mua – bán; Thời hạn thực hiện…

+ Lên Báo cáo doanh thu tự doanh chứng khoán, chỉ tiêu an toàn tài chính theo TT 210-BTC.

  • Phân hệ Quản lý hàng tồn kho

Tổng quan:  Trợ giúp doanh nghiệp kiểm soát về giá trị, số lượng việc luân chuyển, sử dụng chứng khoán, tránh thiệt hại trong lưu trữ. Lập và kiểm soát phiếu nhập/ xuất chứng khoán khi luân chuyển giữa các sàn, chốt lãi chứng khoán.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Lập và in Phiếu nhập, Phiếu xuất, Phiếu chuyển sàn chứng khoán, Phiếu đổi mã chứng khoán;

+ Tính toán và cập nhật giá trị lãi của cổ phiếu, trái phiếu (Chốt lãi chứng khoán);

+ Trên phiếu xử lý thông tin nhiều kho, chứng khoán, nhập/ xuất theo nhiều đơn vị tính;

+ Theo dõi chứng khoán tồn kho, hạn mức tồn trong kho;

+ Tính giá vốn tự động theo phương pháp: Giá đích danh; Giá bình quân gia quyền; Giá bình quân thời điểm; Giá nhập trước xuất trước

+ Theo dõi luân chuyển sàn chứng khoán;

+ Cập nhật kiểm kê định kỳ, tự động tạo các phiếu xuất khi đã có giá trị kiểm kê.

Hệ thống báo cáo: Bảng kê nhập xuất tồn chứng khoán; Tổng hợp xuất kho chứng khoán; Tổng hợp nhập kho chứng khoán; Tổng hợp nhập xuất tồn chi tiết; Sổ chi tiết chứng khoán; Thẻ kho; Bảng kiểm kê chứng khoán; Báo cáo nhu cầu chứng khoán…

  • Phân hệ Quản lý tài sản

Tổng quan: Trợ giúp doanh nghiệp quản lý tài sản (Tài sản cố định, công cụ dụng cụ) về số lượng và giá trị chi tiết đến từng người và từng bộ phận sử dụng… Theo dõi biến động tài sản (tăng/ giảm giá trị, sửa chữa lớn, luân chuyển…), quản lý việc tính khấu hao, phân bổ công cụ dụng cụ, lắp thêm và thanh lý tài sản.

+ Lập và in chi tiết thẻ tài sản;

+ Lập và in phiếu ghi nhận biến động tài sản (điều chuyển bộ phận, tăng/ giảm giá trị tài sản, thay đổi mục đích sử dụng…); Biên bản thanh lý tài sản; Phiếu xuất dùng công cụ dụng cụ; Ghi nhận các biến động công cụ dụng cụ (báo hỏng, thanh lý…);

+ Lập và đưa ra các màn hình cảnh báo nhanh tình trạng của tài sản (như TSCĐ chờ thanh lý, công cụ dụng cụ  đang xuất dùng…);

+ Theo dõi chi tiết tài sản theo nhóm, nguồn vốn hình thành, bộ phận, mục đích sử dụng, người quản lý…;

+ Theo dõi biến động tài sản (sửa chữa lớn, lắp thêm, tháo dỡ, ghi giảm, khấu hao, thanh lý…) qua các thời kỳ sử dụng;

+ Theo dõi tình trạng sử dụng công cụ dụng cụ (Báo hỏng, sửa chữa, thanh lý…);

+ Theo dõi và tính kế hoạch khấu hao năm của TSCĐ;

+ Tự động tính và hạch toán khấu hao TSCĐ theo nguồn vốn. Hỗ trợ tính khấu hao theo đường thẳng và giảm dần;

+ Tính phân bổ và hạch toán giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí trong các kỳ khác nhau.

Hệ thống báo cáo: Thẻ tài sản, sổ tài sản, bảng chi tiết tài sản; Bảng tình khấu hao tài sản; Báo cáo chi tiết kiểm kê tài sản,…

  • Phân hệ kế toán tổng hợp

Tổng quan: Kết nối dữ liệu hữu cơ với các phân hệ. Là trung tâm cập nhật, xây dựng kế hoạch quản trị tài chính, doanh thu, chi phí cũng như tập hợp dữ liệu để lên hệ thống Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế, Báo cáo nộp cấp trên và Báo cáo quản trị doanh nghiệp.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Ngoài các dữ liệu từ các phân hệ khác thì kế toán tổng hợp còn lập phiếu bổ sung nghiệp vụ hạch toán khác và các nghiệp vụ kế toán ngoài bảng;

+ Quản lý theo dõi và lập các kế hoạch về doanh thu, chi phí;

+ Khai báo định nghĩa các loại giao dịch (nghiệp vụ) phát sinh cho các phân hệ khác sử dụng;

+ Các tính năng tự động: Tạo bút toán khoá sổ, kết chuyển và phân bổ; Tạo các bút toán định kỳ

Hệ thống báo cáo:

+ In sổ kế toán: sổ cái, sổ chi tiết; sổ tổng hợp tài khoản; bảng cân đối tài khoản; các sổ nhật ký, sổ chi tiết doanh thu bán hàng…

+ In Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ); Bảng tổng hợp thuế và các khoản phải nộp NN; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh Báo cáo tài chính…

+ In Báo cáo thuế: Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê chứng từ hàng hoá dịch vụ, mua vào, bán ra; Báo cáo quyết toán thuế GTGT; Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập; Bảng kê tình hình nộp thuế…

+ In Báo cáo Quản trị: Kế hoạch thu chi; Phân tích doanh thu và chi phí; Kiểm kê tài sản doanh nghiệp; một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp,…

b. Nghiệp vụ kết nối core dữ liệu

  • Phương thức kết nối giữa phần mềm giao dịch và phần mềm kế toán quản trị BRAVO

Các dạng kết nối lấy dữ liệu từ phần mềm giao dịch chứng khoán (Core) và phần mềm BRAVO: Việc kết nối và lấy dữ liệu từ core là giai đoạn sau của quá trình thực hiện các giao dịch. Do vậy, việc kết nối và lấy dữ liệu phải đảm bảo là việc nhận dữ liệu không xảy ra tình trạng thiếu hụt dữ liệu, cũng như các sai sót của thao tác lấy dữ liệu. Để tránh tình trạng này, BRAVO đề nghị Công ty sử dụng cách thức kết nối trực tiếp giữa phần mềm BRAVO và phần mềm core giao dịch với nguyên tắc truy cập theo cách thức chỉ đọc dữ liệu từ các bảng cơ sở dữ liệu trung gian (database trung gian), hoặc thông qua các truy vấn(SQL view) thay vì thông qua các file trung gian như: excel, text, cvs.

– Kết nối trực tiếp vào core giao dịch, đọc dữ liệu từ bảng ảo

– Kết nối thông qua database trung gian

 Lấy dữ liệu giao dịch Portal

– Hạch toán bút toán dữ liệu giao dịch

–  Cập nhật danh mục chứng khoán từ phần mềm giao dịch

Tổng quan: Phương thức kết nối để lấy dữ liệu vào phần mềm BRAVO 7 có thể trực tiếp từ phần mềm core chứng khoán thông qua các truy vấn, cơ sở dữ liệu trung gian hoặc file trung gian để đưa vào chương trình BRAVO. Việc kết nối này giúp cho doanh nghiệp sử dụng được các giao dịch đã thực hiện trên phần mềm giao dịch sàn và để giúp nhân viên không phải nhập lại dữ liệu nhiều lần. Cách thức kết nối doanh nghiệp có thể tùy chọn theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Nghiệp vụ chi tiết:

+ Khai báo hệ thống danh mục loại giao dịch và nghiệp vụ định khoản kế toán;

+ Khai báo kết nối danh mục chứng khoán, danh mục nhà đầu tư, đối tượng;

+ Cảnh báo sự sai lệch khi tiến hành kết nối và cập nhật (import) dữ liệu từ core;

+ Cập nhật dữ liệu (import) dữ liệu từ core theo loại giao dịch được khai báo.

c. Nghiệp vụ mua hàng

– Nghiệp vụ mua hàng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của phòng Mua hàng. Tuy nhiên, quy trình vận hành lại liên đới tới tất cả các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp.

– Xử lý đề nghị/ yêu cầu mua: tại từng điểm sử dụng phần mềm (văn phòng, chi nhánh), mọi bộ phận sẽ lập các loại “đề nghị/ yêu cầu mua sắm” qua bản cứng (theo form mẫu quy định của doanh nghiệp) => mục đích để giảm tải các loại dữ liệu dư thừa và hạn chế tối đa lượng người dùng tương tác trên phần mềm.

– Sau khi được trưởng bộ phận (hoặc người phụ trách) xác nhận, phê duyệt thì sẽ được chuyển về một bộ phận chính để tổng hợp các loại đề nghị/yêu cầu mua vật tư và cập nhật vào phần mềm. Bộ phận này sẽ căn cứ vào các yếu tố của vật tư (tồn kho trên hệ thống…) để phê duyệt các đề nghị mua => các đề nghị được phê duyệt, chấp nhận sẽ được hiển thị trên màn hình dữ liệu tại phòng mua hàng tại Trụ sở chính/ chi nhánh.

– Tại phòng Mua hàng, cán bộ phụ trách mua hàng kiểm tra, phê duyệt các đề nghị/ yêu cầu mua sắm và tiến hành các quá trình hỏi hàng/ thu thập báo giá/ so sánh báo giá để trình Ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Sau khi lãnh đạo phê duyệt, phòng Mua hàng tiến hành lập các đơn hàng/ hợp đồng (theo nhà cung cấp, báo giá đã được lựa chọn) để tiến hành mua hàng.

– Tiến hành theo dõi tiến độ mua hàng và giao hàng nhà cung cấp.

– Theo dõi việc xuất vật tư, văn phòng phẩm đến từng phòng ban theo yêu cầu mua sắm đã được duyệt và tiến hành đi mua.

d. Nghiệp vụ Quản lý nhân sự

– Quản lý hồ sơ nhân sự:

+ Quản lý thông tin chi tiết về nhân viên;

+ Cập nhật các thông tin về những thay đổi, biến động của từng CBCNV trong quá trình làm việc (hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, kết quả đánh giá,…);

+ Theo dõi toàn bộ lịch sử hoạt động của nhân viên trong một doanh nghiệp;

+ Hệ thống Báo cáo nhân sự (Báo cáo tình hình lao động, Báo cáo tổng hợp nhân sự, Báo cáo tăng giảm nhân sự, thông tin lịch sử nhân viên…).

– Chấm công và tính lương, thưởng, bảo hiểm:

+ Kết nối dữ liệu lấy công từ các máy chấm vân tay tại trụ sở/ chi nhánh, thực hiện import dữ liệu chấm công vào phần mềm hoặc kết nối trực tiếp với máy chấm công để lấy dữ liệu;

+ Khai báo thời gian làm việc linh hoạt theo ca làm việc (nếu có);

+ Thiết kế linh hoạt các tham số lương;

+ Cập nhật doanh số tính thưởng của bộ phận kinh doanh, bộ phận môi giới;

+ Cập nhật cách tính lương ngày công, thưởng… và các tham số liên quan;

+ Thực hiện tính lương cho Nhóm văn phòng (Lương thời gian) và nhóm Kinh doanh, môi giới (Lương thời gian + lương doanh số);

+ Các báo cáo phân tích lương hàng tháng (Bản lương chi tiết tháng, phiếu lương cá nhân, bảng lương thực lĩnh…);

+ Hệ thống Báo cáo bảo hiểm, thuế TNCN theo quy định của nhà nước.

+ Hệ thống Báo cáo bảo hiểm, thuế TNCN theo quy định của nhà nước.

IV. HIỆU QUẢ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BRAVO

– Từ lợi ích từ chức năng “Kết nối dữ liệu core giao dịch” trên phần mềm BRAVO, phòng Tài chính sẽ được kế thừa toàn bộ giao dịch phát sinh hàng ngày của bộ phận front office (Bộ phận giao dịch) để thực hiện hạch toán sổ sách. Hơn nữa, việc xây dựng các tính năng như tự động hạch toán đồng bộ vào sổ sách kế toán theo các tham số mặc định sẵn, chức năng này tiết kiệm nhiều thao tác kiểm soát cũng như hạch toán của bộ phận tài chính, đem lại hiệu quả về tính chính xác, đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận.

– Cung cấp công cụ hạch toán và quản trị tài chính cho phòng Kế toán để xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thông tư, quy định cũng như các mẫu biểu của Ủy ban Chứng khoán quy định.

– Hỗ trợ tối đa nghiệp vụ cũng như các Báo cáo Quản trị tài chính khác theo yêu cầu của phòng Kế toán.

– Giảm thiểu tối đa các thủ tục giấy tờ liên quan đến quá trình mua sắm trong doanh nghiệp.

– Tăng cường kiểm soát chất lượng mua, giá cả mua hàng thông qua các quy trình duyệt trên phần mềm.

– Hỗ trợ các Báo cáo Quản trị mua hàng đa dạng hơn, tức thời hơn.

– Cung cấp công cụ cho phòng Nhân sự thực hiện cập nhật toàn bộ biến động phát sinh liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp.

– Cung cấp công cụ để phục vụ cho việc tính lương thưởng cho các bộ phận, đặc biệt là bộ phận môi giới – là bộ phận có cơ chế lương thưởng phức tạp, cách tính đa dạng trong các doanh nghiệp chứng khoán.

– Cung cấp cho Ban quản trị những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất toàn bộ hoạt động của các phòng ban/ chi nhánh trong doanh nghiệp.

– Từ các hệ thống Báo cáo phân tích quản trị, các công cụ kiểm soát giao việc trên hệ thống giúp Ban lãnh đạo luôn có cách nhìn tổng thể đến toàn bộ bức tranh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời trong công tác quản lý của mình.

V. DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CHỨNG KHOÁN ĐÃ SỬ DỤNG PHẦN MỀM BRAVO

1. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Chứng khoán MB)

2. Công ty Chứng khoán Euro Capital

3. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh

4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

5. Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình (HBS)

6. Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Nam

7. Công ty TNHH Chứng Khoán ACB

8. Công ty Cổ phần Chứng Khoán Nhất Việt

9. Công ty Cổ phần Chứng Khoán Hoàng Gia

10. Công ty Cổ phần Chứng khoán Liên Việt LVS 

11. Công ty Cổ phần Chứng khoán Sao Việt

12. Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen Vàng

13. Công ty Cổ phần Chứng khoán Viễn Đông

14. Công ty Cổ phần Chứng khoán Cửu Long

15. Công ty Cổ phần Chứng khoán Chợ lớn

16. Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông

17. Công ty Cổ phần Chứng khoán Miền Nam

18. Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB

19. Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồng Bàng

20. Công ty Cổ phần Chứng khoán SJC

21. Công ty Cổ phần Chứng khoán Hùng Vương

22. Công ty Cổ phần Chứng khoán Cao Su

23. Công ty TNHH Chứng khoán SHINHAN Việt Nam 

24. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

25. Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng 

26. Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á

27. Công ty Cổ phần Chứng khoán BeTa

28. Công ty Cổ phần Chứng khoán Nam An

29. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Công

30. …………..

bravo insight

BRAVO 8R3 (ERP-VN) là một hệ thống quản trị tổng thể gồm 12 phân hệ chính.

Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt nên ngoài những phân hệ cơ bản thì các phân hệ khác như Quản lý bảo hành, Quản lý dịch vụ logistic… sẽ được thiết kế bổ sung tùy thuộc vào theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

    tư vấn khách hàng