Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất là gì

Doanh nghiệp sản xuất được ví như một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Tại đây, diễn ra các hoạt động tạo ra sản phẩm – thực hiện cung cấp các loại sản phẩm đó – phục vụ nhu cầu xã hội. Vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận. Cùng tìm hiểu để hiểu đúng về doanh nghiệp sản xuất, mục đích quan trọng nhất của quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp, sự khác biệt của doanh nghiệp sản xuất từ những đặc điểm cơ bản…

Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Đó là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Khái niệm doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm.

  • Sức lao động: là khả năng của lao động; là tổng thể việc kết hợp, sử dụng thể lực và trí lực của con người  trong quá trình lao động.
  • Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà hoạt động lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động gồm hai loại: Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên (ví dụ: khoáng sản, đất, đá, thủy sản…), liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác; Loại thứ hai đã qua chế biến – có sự tác động của lao động trước đó (ví dụ: thép, phôi, sợi dệt, bông…), là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
  • Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong sản xuất, có hai loại tư liệu lao động là: bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động (ví dụ: máy móc, thiết bị sản xuất…); bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất (ví dụ: nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông…). Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất

Đặc điểm chung về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất gồm:

1. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp dựa trên những vấn đề chính như: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm?

2. Quy trình sản xuất là một chuỗi các công việc được thực hiện theo thứ tự để tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp: nguyên vật liệu; nhân công; máy móc thiết bị; năng lượng và các yếu tố khác.

3. Chi phí sản xuất là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhân công; chi phí khấu hao máy móc nhà xưởng; chi phí năng lượng; chi phí điều hành và phục vụ sản xuất.

4. Chi phí sản xuất gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (nếu phân theo quan hệ sản phẩm); chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (nếu phân theo các khoản mục).

5. Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tạo ra lượng sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) trong một khoảng thời gian nhất định.

>>> Phân hệ phần mềm quản lý sản xuất – Tính giá thành sản phẩm

Từ những đặc điểm trên của doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi đặt ra yêu cầu đối với một phần mềm kế toán cho doanh nghiệp sản xuất như sau:

​-  Đối với Quản lý quy trình sản xuất:

+ Yêu cầu sản xuất: Có thể nhập mới hoặc tạo tự động từ Đơn hàng bán hoặc từ kế hoạch sản xuất.

+ Lệnh sản xuất: Có thể nhập mới hoặc tạo tự động từ Yêu cầu sản xuất.

+ Xuất nguyên liệu ra sản xuất.

+ Nhập kho thành phẩm, bán thành phẩm.

+ Nhập phế liệu thu hồi.

+ Tính giá thành

–  Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành:

+ Quản lý chi phí:

  • Phân tích chi phí theo phân loại: Định phí, biến phí; Chi phí trực tiếp, gián tiếp; Chi phí NVL, Nhân công, nhà xưởng, thiết bị.
  • Phân tích chi phí theo đối tượng tính giá thành: Nhóm sản phẩm, sản phẩm, bán thành phẩm; Công trình, dự án, hợp đồng

+ Tính giá thành:

  • Tập hợp chi phí và tính giá thành theo đối tượng tính giá thành người dùng tự định nghĩa (Lệnh sản xuất, thành phẩm, bán thành phẩm, công đoạn, công trình, hạng mục, …).
  • Tiêu thức phân bổ chi phí chung linh hoạt, do người dùng tự định nghĩa: Theo chi phí NVL, định mức giờ công, hệ số cố định.
  • Phân tích cơ cấu giá thành.
  • Phân tích biến động giá thành qua các kỳ.
  • So sánh giá thành thực tế và giá thành định mức

Các yêu cầu khác:

​-  Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.

–  Chi phí hợp lý.

–  Cập nhật và kiểm soát liên tục thông tin chính xác…

Xem thêm:

>>> Thống kê sản xuất trong doanh nghiệp 

>>> Chi tiết về Giải pháp phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất.  

>>> Lựa chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp  sản xuất tốt nhất hiện nay.

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng