Góc kiến thức – Công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp


Trong các khái niệm của kế toán doanh nghiệp, nhiều người bị nhầm lẫn 2 yếu tố Công cụ dụng cụ và Tài sản cố định. Tuy nhiên đây là 2 phạm trù hoàn toàn độc lập với nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ những kiến thức xoay quanh vấn đề về công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp.


1.      Khái niệm công cụ dụng cụ


Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động thường xuyên tham gia vào một hay nhiều chu kì sản xuất kinh doanh nhưng không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định.


Công cụ dụng cụ theo thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn, tuy nhiên thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định được xếp vào loại công cụ dụng cụ có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng.


2.      Vai trò của công cụ dụng cụ:


–      Việc sử dụng hợp lý tiết kiêm chi phí công cụ dụng cụ góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu giá thành sản phẩm, tăng thu nhập và tích lũy doanh thu cho doanh nghiệp.


3.      Cách phân bổ công cụ dụng cụ:


Việc phân bổ công cụ dụng cụ dựa trên một số tiêu chí cơ bản như sau:


a.      Dựa vào giá trị


–          Phân bổ một lần (100%): Loại phân bổ này áp dụng đối với những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu. Thường được đưa thẳng vào chi phí của doanh nghiệp, vì thế nhiều người nghĩ rằng đó là loại công cụ dụng cụ không cần phân bổ.


–          Phân bổ nhiều lần: Áp dụng với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn và thời gian phân bổ dài. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng chúng nên được chia thành phân bổ 2 lần và phân bổ nhiều lần.


b.      Theo tính chất có các loại công cụ dụng cụ phục vụ công tác xây dựng bao gồm: dàn giáo, coppha, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ sành, sứ, bao bì hay bảo hộ lao động.


c.      Theo tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc bao gồm:


–          Công cụ dụng cụ


–          Đồ dùng cho thuê.


–          Bao bì luân chuyển.


–          Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh.


–          Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý.


–          Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác.


4.      Cách hạch toán công cụ dụng cụ:


–          Khi mua CCDC về hạch toán các bạn ghi tăng CCDC:


Nợ TK 153


Nợ TK 1331


      Có TK 1111/ TK 1121/ TK 331


–          Khi xuất CCDC đưa vào sử dụng


a.      Nếu giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ được đưa luôn vào chi phí:


Nợ TK 154, 623, 627, 642, 642… (Tùy vào từng bộ phận)


      Có TK 153


b.      Nếu CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh thì phải đưa vào chi trả trước để phân bổ:


Nợ TK 242: Chi phí trả trước


     Có TK 153


Cuối tháng phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn vào chi phí các bộ phận sử dụng:


Nợ TK 154: CCDC sử dụng cho bộ phận sản xuất.


Nợ TK 6421: CCDC sử dụng cho bộ phận bán hàng.


Nợ TK 6422: CCDC sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp


      Có TK 142, 242.


>>> Phần mềm quản lý Tài sản cố định, CCDC trong doanh nghiệp hiệu quả.

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng