Bước vào kinh doanh, lựa chọn ngành sản xuất, kinh doanh chính là quyết định mang tầm chiến lược. Cùng tham khảo một vài kiến thức sau để lựa chọn chính xác, tham gia vào ngành sản xuất, kinh doanh mang lại thành công cho doanh nghiệp.
Chu kỳ sống của ngành
Cũng giống như doanh nghiệp, bất cứ ngành sản xuất, kinh doanh nào cũng phát triển và diễn tiến theo thời gian. Bên cạnh sự thay đổi liên tục của doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành, thì khi ngành trưởng thành và thị trường của nó được xác định rõ hơn, bản chất và cấu trúc của ngành cũng có thể thay đổi.
Giai đoạn phát triển của một ngành ảnh hưởng từ bản chất của cạnh tranh và khả năng sinh lợi tiềm năng của doanh nghiệp. Theo thống kê, trong chu kỳ sống của ngành, mỗi ngành sẽ trải qua 5 giai đoạn phân biệt.
>> Vì sao nên chọn giải pháp phần mềm ERP để quản trị doanh nghiệp?
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giới thiệu. Do sự nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ đang hình thành, gồm cả những người mua lần đầu có xu hướng chấp nhận rủi ro và đổi mới, nên nhu cầu đối với sản phẩm của ngành còn thấp. Ở giai đoạn này, công nghệ là mối quan tâm chủ yếu, vì doanh nghiệp thường tìm cách cải thiện hiệu quả phân phối và hiệu suất sản xuất khi hiểu rõ hơn về thị trường.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tăng trưởng, xuất hiện sau khi nhu cầu người tiêu dùng bắt đầu tăng và những vấn đề then chốt về công nghệ đã được xử lý. Giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng cho tới đến khi có xu hướng chậm lại khi nhu cầu thị trường bão hòa, nhiều doanh nghiệp sinh lợi cần nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ hay cơ sở mới. Đồng thời, tại giai đoạn này, một vài doanh nghiệp yếu kém có thể bị đánh bật ra khỏi ngành.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sàng lọc. Khi sự tăng trưởng ngành không còn đủ nhanh để hỗ trợ số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng trong ngành. Kết quả, doanh nghiệp tăng trưởng thay vì vào sự tăng trưởng của ngành, nó lại phụ thuộc vào nguồn lực và vị thế cạnh tranh của chính mình. Doanh nghiệp yếu kém buộc phải ra khỏi ngành, và một số nhỏ doanh nghiệp dẫn đầu ngành có thể nổi lên.
Giai đoạn thứ tư là giai đoạn bão hòa. Bão hòa xảy ra khi lượng cầu thị trường đối với sản phẩm của ngành hoàn toàn bão hòa, tốc độ tăng trưởng của ngành có thể thấp, hoặc thậm chí có thể âm. Hầu hết giai đoạn này, mọi sản phẩm đều được nâng cấp hay thay thế; kỳ vọng của khách hàng có xu hướng nhất quán hơn so với hững giai đoạn trước và các tiêu chuẩn của ngành đối với chất lượng, dịch vụ đã được thiết lập.
Cuối cùng là giai đoạn suy thoái, thường bắt đầu khi người tiêu dùng chuyển qua sử dụng sản phẩm thuận tiện hơn, an toàn hơn hay chất lượng cao hơn của doanh nghiệp thuộc các ngành thay thế. Từ đó, nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của một ngành giảm. Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải giải thể một số đơn vị kinh doanh trong giai đoạn này, số khác lại tìm đến giải pháp “tự sáng tạo” và theo đuổi tăng trưởng liên quan tới một sản phẩm hay dịch vụ tương tự.
Tuy rằng mô hình chu kỳ sống của ngành là một căn cứ hữu ích, thế nhưng rất khó để xác định chính xác giai đoạn hoặc khung thời gian các giai đoạn của một ngành gặp khó khăn. Hơn nữa, không phải tất cả các ngành đều tuân theo đúng thứ tự các giai đoạn này. Khi một ngành suy thoái, thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng có thể làm hồi phục lại chu kỳ tăng trưởng mới.
Cấu trúc ngành
Ở nhiều công ty, các nhân tố liên kết tới cấu trúc ngành đảm nhận một vai trò nổi trội đối với thành quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Michael Porter – một nhà kinh tế nổi tiếng, đã đề xuất cách tiếp cận hệ thống để phân tích tiềm năng sinh lợi của doanh nghiệp trong một ngành. Qua đây, có 05 năng lực cạnh tranh cơ bản, với những biến đổi tùy theo ngành mà lợi nhuận tổng hợp của mọi doanh nghiệp cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào. Đó là:
-
Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu; -
Nguy cơ gia nhập ngành của các doanh nghiệp cạnh tranh mới; -
Nguy cơ sản phẩm hay dịch vụ thay thế; -
Sức mạnh mặc cả (bargaining power) của người mua và người bán.
Có thể bạn quan tâm:
>> 4 xu hướng chiến lược mới, phổ biến trên thế giới dành cho nhà quản trị
Theo Doanh nhân Sài Gòn