Quy trình bán hàng chuẩn là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp? Xây dựng quy trình bán hàng chuẩn của công ty bao gồm những bước nào?… Tất cả những vấn để liên quan đến quy trình bán hàng chuẩn của công ty sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp ngày nay cũng rất quan tâm đến việc sử dụng phần mềm bán hàng kết hợp với các phần mềm thuộc các bộ phận khác để tạo thành phần mềm ERP nhằm quản lý tổng thể mọi hoạt động của mình.
Tìm hiểu quy trình bán hàng chuẩn của công ty là gì?
Hiểu một cách đơn giản, quy trình bán hàng chuẩn của công ty là các bước cần thực hiện trong quá trình từ việc nghiên cứu đến tiếp cận khách hàng để việc bán hàng đạt được hiệu quả cao nhất. Các bước này được sắp xếp theo thứ tự nhất định theo quy chuẩn và là những bước bắt buộc cần nhân viên bán hàng thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình bán hàng, mỗi nhân viên sẽ có sự linh hoạt, điều chỉnh để có sự phù hợp với khách hàng, thị trường và tình hình của công ty.
Vai trò quan trọng của quy trình bán hàng chuẩn:
Khi xây dựng được một quy trình bán hàng chuẩn mang đến những hiệu quả thiết thực cho bộ phận bán hàng nói riêng và góp phần nâng cáo kết quả doanh thu của doanh nghiệp nói chung:
-
Quy trình bán hàng chuẩn giúp bộ phận quản lý, ban Lãnh đạo dễ dàng kiểm soát, đánh giá được hoạt động, hiệu quả làm việc của bộ phận Sales. -
Tạo sự chuyên nghiệp của công ty trong đánh giá của khách hàng. -
Nhanh chóng rút ngắn được sự chênh lệch về trình độ, kỹ năng của nhân viên cũ và mới.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những sơ đồ quy trình bán hàng riêng phù hợp với lĩnh vực, quy mô cũng như cách thức quản lý của họ.
Xây dựng quy trình bán hàng chuẩn của công ty cần trải qua 7 bước cơ bản sau:
1. Nghiên cứu kỹ lưỡng kế hoạch bán hàng và chỉ tiêu về khách hàng, doanh số
Để tăng khả năng thành công cho việc bán hàng của mình, bước đầu tiên mỗi cán bộ nhân viên kinh doanh cần xác định được khách hàng của mình là những ai, đặc điểm hành vi mua của mỗi đối tượng khách hàng? Từ đó lập kế hoạch để tiếp cận những đối tượng mục tiêu đó: xác định nên tiếp cận ai trước? Tiếp cận đối tượng đó cần chuẩn những tài liệu, giấy tờ gì hay nội dung gì.
2.Tiếp cận sơ bộ, thăm dò khách hàng:
Mục đích của việc tiếp cận này để có sự đánh giá về đặc điểm chi tiết của từng khách hàng. Từ đó lựa chọn những khách hàng tiềm năng thật sự để chú trọng chào hàng.
3. Hẹn lịch được tiếp cận trực tiếp trình bày sản phẩm
Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệu, khi khách hàng chỉ chớm nở có nhu cầu thì sẽ có hàng chục những đơn vị nhà cung cấp đến để tiếp cận và chào hàng. Vì vậy, việc hẹn được lịch gặp mặt, để khách hàng dành thời gian lắng nghe về đặc điểm sản phẩm của mình là một công việc khá khó khăn, đòi hỏi nhiều kỹ năng của sales.
4. Giới thiệu và thuyết trình về sản phẩm.
Đây là bước quan trọng và mang tính chất quyết định đến kết quả bán hàng. Cán bộ kinh doanh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài liệu cũng như kỹ năng thuyết trình.
5. Thuyết phục khách hàng, đàm phán các điều kiện:
Ở bước này đòi hỏi nhân viên kinh doanh cần có sự khéo léo và linh hoạt đối với yêu cầu của từng khách hàng. Cần phải có những cách giải quyết phù hợp để không làm phật ý khách hàng mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của phía công ty
6. Chốt đơn hàng.
Cán bộ nhân viên kinh doanh hoàn thiện hợp đồng mua/đơn hàng, các chứng từ, hóa đơn thanh toán, hóa đơn GTGT từ phía yêu cầu của khách hàng.
7. Dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi:
Sau khi chốt đơn hàng, việc quản lý đơn hàng để giao hàng đúng hạn, đảm bảo chất lượng cho khách hàng cũng là công việc rất quan trọng của nhân viên sales. Ngoài ra sau khi nhận hàng cần thu thập ý kiến đánh giá khách hàng, thường xuyên thăm hỏi, duy trì mối quan hệ để giữ chân khách hàng quay lại mua hàng.
Xây dựng quy trình bán hàng chuẩn là việc khá cần thiết đối, bên cạnh đó việc quản lý bán hàng cũng là một bài toán khó khăn. Việc lựa chọn một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp để hỗ trợ việc bán hàng là phương án được sử dụng của rất nhiều công ty.
>>> Xem thêm: Phân hệ phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả BRAVO 7