Tháng 3 được xem là tháng “mệt mỏi” nhất đối với công việc của mỗi kế toán bởi những báo cáo quan trọng trong năm đều cần hoàn thành trong tháng 3. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2018
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN
Theo Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC) khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:
-
Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN. -
Báo cáo tài chính năm.
Ngoài ra còn cần một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành (nếu có), như:
-
Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN. -
Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN. -
Các Phụ lục về ưu đãi về TNDN như: Mẫu số 03-3A/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN, mẫu số 03-3C/TNDN.
Một số trường hợp cần lưu ý:
– Doanh nghiệp thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ khi khai quyết toán thuế TNDN năm thì theo mẫu số 04/TNDN.
Lưu ý: Doanh nghiệp thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế TNDN không phát sinh thường xuyên thì kê khai theo từng lần phát sinh chứ không kê khai quyết toán theo năm.
– Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh khác với nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp thuế TNDN, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm nộp cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN
Điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Như vậy, hạn cuối nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2018 là ngày 31/03/2019.
Một số trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
+ Thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
+ Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Địa điểm nộp hồ sơ quyết toán TNDN:
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC), doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN theo các địa điểm sau:
-
Nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. -
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. -
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
2. Khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2018
Căn cứ thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Khi quyết toán thuế TNCN năm 2018 bạn cần phải căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là:
-
Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế. -
Công văn số 5749/CT-TNCN của Cục thuế TP Hà Nội về việc quyết toán thuế TNCN năm 2017 và cấp MST NPT.
Đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2018 bao gồm:
-
Doanh nghiệp (tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập) có nghĩa vụ quyết toán cho phần thu nhập mà doanh nghiệp đã chi trả trong năm. -
Cá nhân có thu nhập (hay còn gọi là người lao động) có nghĩa vụ quyết toán cho phần thu nhập mà mình đã nhận trong năm.
Chuẩn bị và tập hợp hồ sơ để quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Những thông tin mà bạn phải chuẩn bị và tập hợp để quyết toán thuế TNCN bao gồm:
-
Thứ nhất, danh sách người lao động đã được trả lương trong năm. -
Thứ hai, tập hợp thông tin giảm trừ gia cảnh (nếu có). -
Thứ ba, rà soát mã số thuế thu nhập cá nhân, đối với người chưa có mã số thuế thì tiến hành đăng ký.
Tính thu nhập bình quân tháng khi quyết toán thuế TNCN 2018
Khi quyết toán thuế TNCN 2018, bạn cần phải tính thu nhập bình quân tháng bằng công thức sau:
Thời hạn nộp
Chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết thay cho các cá nhân có ủy quyền.
Như vậy chậm nhất ngày 31-3-2019 doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục đã nêu ở trên.
>> Xem thêm: Phần mềm BRAVO và tính năng lên các báo cáo hữu ích cho công tác quản trị
3. Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 02/2019
Căn cứ pháp lý: Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 thì thời hạn chậm nhất doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế GTGT của tháng 2/2019 là vào ngày 20/03/2019.
Hàng tháng, doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng thì phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đó, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau.
4. Hoàn thành và nộp báo cáo tài chính năm 2018
Để hoàn thành việc lập và nộp báo cáo tài chính năm 2018 theo đúng quy định của nhà nước thì kế toán cần lưu tâm đến các vấn đề sau đây:
Kỳ lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được lập theo quý hoặc theo năm.
Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính theo năm.
Chỉ có một số loại hình doanh nghiệp được quy định phải lập báo cáo tài chính quý. Những loại hình doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính quý theo quy định bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
Nơi nhận báo cáo tài chính
Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phải nộp
-
Bảng cân đối kế toán, -
Báo cáo kết quả kinh doanh, -
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48 không cần nộp), -
Thuyết minh báo cáo tài chính, -
Bảng cân đối số phát sinh (Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 200 không cần nộp), -
Quyết toán thuế TNDN và các phụ lục đi kèm
Việc lập và nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần bám sát vào chế độ chế toán doanh nghiệp lựa chọn áp dụng trong năm 2008. Chế độ này thường tùy thuộc vào đặc điểm, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có những lựa chọn sau cho doanh nghiệp:
-
Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (áp dụng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ). -
Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Được áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thực hiện theo thông tư 200)
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Mỗi loại hình doanh nghiệp có thời hạn nộp báo cáo tài chính khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước:
-
Các công ty con phải nộp báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ chậm nhất là sau 30 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. -
Công ty mẹ nộp báo cáo tài chính chậm nhất là sau 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nghĩa là chậm nhất ngày 31/3/2019 doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính của năm 2018.
Chi nhánh, đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
Như vậy, bài viết đã cung cấp sơ bộ về công việc mà kế toán cần thực hiện trong tháng 3 năm 2019. Mong rằng, dù công việc có “nặng” tới đâu thì việc cập nhập các kiến thức đầy đủ cùng với trợ thủ đắc lực là các phần mềm kế toán thì doanh nghiệp luôn hoàn thành tốt công việc của mình theo đúng các quy định hiện hành.
>> Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp năm 2019 (đầy đủ)