Việc bỏ sức lao động ra thực hiện công việc và nhận lại mức lương tương ứng như thế nào mà người lao động cảm thấy thỏa mãn, đúng theo như năng lực hay sức lao động bỏ ra để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp luôn là vấn đề đáng suy ngẫm của nhiều doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp thì việc tính lương và các khoản trích theo lương là một phần của kế toán, xác định rõ ý nghĩa của tiền lương và các công thức tính lương cơ bản sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt vai trò của mình.
1. Tiền lương là gì?
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm (Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO))
Để hiểu rõ về tiền lương thì chúng ta phải nắm rõ Bản chất của tiền lương: bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động, được xác định dựa trên cơ sở giá trị của sức lao động đã hao phí để sản xuất ra của cải vật chất, được người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau, mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng say lao động.
2. Ý nghĩa của tiền lương là gì?
Tiền lương là khoản thu nhập đối với mỗi người lao động và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, ngoài đảm báo tái sản xuất sức lao động, nó còn kích thích người lao động yêu nghề, tận tâm với công việc, hăng hái tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, trả lương một cách công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Mặt khác, ý nghĩa tiền lương là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữa lại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể.
Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận nhưng bên cạnh đó phải chú ý đến quyền lợi của người lao động. Do đó, làm sao và làm cách nào để vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. Đó là vấn đề nan giải của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chọn được công thức tính lương cơ bản phù hợp theo đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thì sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động hiệu quả, thu hút được người lao động có tay nghề cao, đời sống người lao động luôn được cải thiện nhằm theo kịp xu hướng phát triển của xã hội, đồng thời phía doanh nghiệp vẫn đảm bảo được chi phí tiền lương là hợp lý và hiệu quả.
3. Các công thức tính lương cơ bản
Hiện nay, có rất nhiều công thức tính lương: Tính lương theo thời gian, tính lương theo sản phẩm, lương khoán, lương theo doanh số. Cụ thể, có các công thức tính lương cơ bản như sau:
Công thức tính lương cơ bản số 1: Tính lương theo thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Lương theo thời gian có thể tính là theo tháng, theo ngày hoặc theo giờ. Trong mỗi tháng lương, tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia làm nhiều bậc, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định.
Thực tế, trong các Doanh nghiệp vẫn duy trì song song 2 công thức tính lương như sau:
Cách 1:
“Lương tháng” = “Lương cơ bản”+ “Phụ cấp (nếu có)” / “ngày công chuẩn của tháng” x “số ngày làm việc thực tế”
Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Cách tính thường là Lương tháng – lương tháng / ngày công chuẩn của tháng x số ngày nghỉ không lương. Với hình thức trả lương này người lao động không hề băn khoăn về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.
(Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như doanh nghiệp quy định được nghỉ chủ nhật)
Cách 2:
“Lương tháng” = “Lương” + “Phụ cấp (nếu có)” / “26” x “ngày công thực tế làm việc”
(Doanh nghiệp tự quy định 26 hay 24 ngày)
Theo công thức tính lương này thì mức lương hàng tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, Vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.
Công thức tính lương cơ bản số 2: Tính lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là công thức tính lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm.
“Lương sản phẩm” = “Sản lượng sản phẩm” x “Đơn giá tiền lương”
Công thức tính lương cơ bản số 3: Lương khoán:
Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định và phải đảm bảo chất lượng. Thông thường, công thức tính lương này thường áp dụng cho những công việc mang tính chất thời vụ.
Công thức tính lương cơ bản số 4: Lương theo doanh số:
Là hình thức trả lương mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương theo doanh số của công ty. Công thức tính lương này thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng…
>>> Tham khảo: Phần mềm kế toán quản trị BRAVO
Ngoài mức lương cơ bản doanh nghiệp phải trả thì cần phải trả thêm lương làm thêm giờ (tăng ca) cho người lao động, tính các khoản trích theo lương cơ bản (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn).
Nếu doanh nghiệp trả lương, trả thưởng thiếu công bằng, không chính xác, không hợp lý, hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý, không chú ý đúng mức độ lợi ích người lao động thì nguồn lao động sẽ bị kiệt quệ về thể lực và tinh thần, giảm sút chất lượng lao động, như vậy không những sinh ra mâu thuẫn nội bộ mà còn có thể gây nên sự phá hoại ngầm dẫn những đến lãng phí trong sản xuất: biểu hiện đó là tình trạng cắt xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên nhiên vật liệu, làm ẩu, làm rối, bãi công, đình công… Và một sự mất mát lớn nữa là sự di chuyển của những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao sang những doanh nghiệp có mức lương hấp dẫn hơn gây ra hậu quả là mất đi nguồn nhân lực quan trọng, làm thiếu hụt lao động phá vỡ tiến trình sản xuất – kinh doanh đang diễn ra tại doanh nghiệp.
Do đó đối với nhà quản trị doanh nghiệp, một trong những công việc cần được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác quản lý tiền lương, tiền thưởng, qua đó để điều chỉnh thoả đáng và hợp lý, nhằm bảo đảm phát triển và ổn định sản xuất, duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao với ý thức tổ chức kỷ luật tạo sức mạnh cho doanh nghiệp đạt được mọi mục tiêu đề ra. Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý tiền lương là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý tiền lương (hay có thể gọi là phần mềm quản lý tính lương). Tuy nhiên, phần mềm tính lương hiệu quả, có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp thì không nhiều (Phần mềm có thể tính lương cho nhân viên kinh doanh, tính lương cho công nhân sản xuất theo thời gian, hay theo doanh số, hoặc theo sản lượng thành phẩm,…) và với nhu cầu như hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp vừa và lớn thì phần mềm tính lương phải có thể liên kết dữ liệu với phần mềm quản lý chấm công, quản lý nhân sự, kế toán, phần mềm quản lý kinh doanh và quản lý sản xuất để tạo thành hệ thống phần mềm ERP quản lý tổng thể toàn doanh nghiệp.
Xem thêm: