1. Một số thông tin, quy định mới về Bảo hiểm xã hội của người lao động hiện nay
Kể từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017:
Theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả mức lương cơ bản và phụ cấp lương của người lao động.
– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương do doanh nghiệp quyết định. Trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương do đại hội thành viên quyết định
– Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH bao gồm các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động,.. và các phụ cấp có tính chất tương tự khác.
– Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH bao gồm những khoản chế độ và phúc lợi như tiền thưởng, tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền giữ trẻ, tiền hỗ trợ khi có biến cố… Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Kể từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2. Những lưu ý khi xây dựng bảng tính Bảo hiểm xã hội.
– Mức lương tham gia BHXH tối thiểu dành cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường phải bằng với mức lương tối thiểu vùng 2018.
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Như vậy đối với những Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề thì sẽ có mức tính Bảo hiểm xã hội như sau:
– Tỷ lệ đóng BHXH được quy định Theo điều 5, điều 14, điều 18, điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH (áp dụng từ ngày 1/6/2017).
Theo đó Quỹ BHXH tổng cộng là 25,5% tiền lương. Doanh nghiệp phải đóng tỷ lệ 17.5% bao gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 0.5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phần còn lại người lao động phải đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Ví dụ cụ thể bảng tính Bảo hiểm xã hội
Bảng tính BHXH trong năm 2018 cho trường hợp Người lao động thuộc Vùng II làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường có tiền lương 3.700.000 đồng; tiền phụ cấp chức vụ, chức danh 1.000.000 đồng; tiền phụ cấp thâm niên 500.000 đồng và không có các khoản phụ cấp khác chi tiết như sau:
Hy vọng với chia sẻ trên đây, Phần mềm BRAVO có thể giúp bạn đọc có thể lập được bảng tính BHXH đầy đủ, chi tiết và chính xác nhất.
Xem thêm: