Những lưu ý khi xây dựng chiến lược dữ liệu trong doanh nghiệp


Dữ liệu đang dần trở thành biến số thay đổi phương thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số, giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng, thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối diện chính là việc khai thác dữ liệu và biến nó trở thành một tài sản chiến lược.


Trong thời đại số, với sự phát triển nhanh của KH&CN kỹ thuật như hiện nay, dữ liệu đang dần trở thành “biến số” nhằm thay đổi cách làm kinh doanh của mỗi công ty. Để thực hiện chiến lược dữ liệu, mỗi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, gắn kết với những mục tiêu cụ thể của tổ chức. Đây sẽ là khung quy chiếu cho các hành động và cách thức để doanh nghiệp biến dữ liệu trở thành tài sản vô giá. Từ đó, thực hiện khai thác chúng để nhanh chóng đạt được kế hoạch tầm nhìn đã đề ra.



Để xây dựng chiến lược dữ liệu trong doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp cần biết mình cần loại dữ liệu nào và sẽ sử dụng dữ liệu đó ra sao. Sau đây là các cách thức để doanh nghiệp có thể hoàn thành hoạt động xây dựng được chiến lược dữ liệu cho đơn vị mình.


Một là, thu thập nhiều loại dữ liệu: Trong tổng thể dữ liệu thu nạp được, doanh nghiệp cần xem xét và tìm hiểu các loại dữ liệu nhằm đa dạng nguồn thu thập để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nguồn gốc của những dữ liệu có thể đến từ quy trình kinh doanh (chuỗi cung ứng, hạch toán nội bộ và quản trị nguồn nhân lực); dữ liệu sản phẩm và dịch vụ; dữ liệu khách hàng; dữ liệu từ các giao dịch, khảo sát đánh giá và bình luận trên mạng xã hội…


Hai là, biến dữ liệu thành căn cứ dự báo trong việc ra quyết định: Doanh nghiệp cần lên kế hoạch về cách thức mà mình sẽ sử dụng dữ liệu, từ đó đưa ra các quyết định có căn cứ cho mọi khía cạnh của hoạt động. Chẳng hạn như dữ liệu từ hoạt động kinh doanh, sản xuất có thể sử dụng trong các mô hình thống kê để lập kế hoạch và tối ưu việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp; dữ liệu về khách hàng có thể được sử dụng để dự báo được những thay đổi nào trong dịch vụ của doanh nghiệp…


Ba là, sử dụng dữ liệu trong đổi mới sản phẩm: Dữ liệu có thể tăng sức mạnh cho các sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp, song nó cũng có thể được dùng để thúc đẩy trí tưởng tượng và thử nghiệm sáng tạo của sản phẩm. Đó chính là mục đích sử dụng dữ liệu để sáng tạo nhanh và rẻ hơn.


Bốn là, đánh giá đúng khách hàng: Dữ liệu hành vi khách hàng bao gồm bất kỳ thông tin nào mô tả các hoạt động của khách hàng từ các giao dịch, thói quen tìm kiếm trên mạng, dữ liệu về những cú nhấp chuột… Dữ liệu hành vi luôn là dữ liệu quan trọng, có giá trị nhất về khách hàng đối với doanh nghiệp, hơn là ý kiến khảo sát hay thông tin mà khách hàng cung cấp cho nhân viên nghiên cứu thị trường.


Năm là, kết nối dữ liệu từ các hộp thông tin biệt lập trong tổ chức: Thông thường, doanh nghiệp cho phép dữ liệu của họ được tạo ra và lưu trữ ở các bộ phận, đơn vị tách biệt. Khi mà môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, khả năng tìm kiếm, kết hợp và học hỏi từ các nguồn dữ liệu khác nhau sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


Để thực hiện chiến lược dữ liệu, DN cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, gắn kết với những mục tiêu cụ thể của tổ chức. Chiến lược này sẽ là khung quy chiếu các hành động và cách thức để DN có thể biến dữ liệu trở thành tài sản vô giá, khai thác chúng để nhanh chóng đạt được những tầm nhìn đã đề ra.


Khi xây dựng chiến lược dữ liệu, doanh nghiệp cần lưu ý rằng các tập hợp dữ liệu của thời đại ngày nay rất khác so với các loại bảng tính đơn giản và các cơ sở dữ liệu quan hệ. Toàn bộ tính chất của các loại dữ liệu có sẵn cũng như cách thức nó được khai thác và sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp trong những năm gần đây đã trải qua một cuộc cách mạng – được gọi là cuộc cách mạng dữ liệu lớn.


Các chiến lược dựa vào dữ liệu đều phải phù hợp với những gì mà doanh nghiệp đang làm, đồng thời phải giúp nhân viên của họ thực thi công việc tốt hơn.


Hơn nữa, khi xác định cách thức sử dụng dữ liệu trong chiến lược tổng thể, tối ưu nhất, việc mà doanh nghiệp nên bắt đầu là từ mục tiêu kinh doanh ban đầu, chứ không phải từ những mô hình hay kỹ thuật. Cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển được những mô hình dữ liệu cung cấp kết quả phân tích nhanh hơn; giúp nhà quản lý, chuyên gia hiểu rộng hơn về mối quan hệ giữa dữ liệu và chiến lược hoạt động; đồng thời góp phần hạn chế gánh nặng từ việc tăng chi phí hoặc nguồn lực cho những hướng đi không phù hợp.


Theo Tạo chí tài chính


>> Xem thêm: Lên báo cáo quản trị với phần mềm kế toán tổng hợp BRAVO
>> Bài viết liên quan: Cafebiz: Chuyển đổi số – Doanh nghiệp cần gì và được gì?

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng