Kế toán là công việc quan trọng và cần có trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Dù vậy, kể cả người trong nghề đôi khi cũng chưa chắc đã hiểu rõ và phân biệt được những vấn đề như: Kế toán tổng hợp là gì? Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết khác nhau như thế nào? Quy trình của kế toán tổng hợp gồm những bước nào? Hay phần mềm kế toán tống hợp nào tốt nhất hiện nay? … Bài viết này một phần sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các vấn đề đó.
1. Kế toán tống hợp là gì?
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau để trả lời cho câu hỏi: “Kế toán tổng hợp là gì?” Theo Wikipedia thì:
“Kế toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Đây là cách phân loại kế toán theo mức độ, tính chất của thông tin phản ánh trong nghiệp vụ kế toán.”
Những nghiệp vụ liên quan đến kế toán tổng hợp đó là:
-
Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh. -
Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp. -
Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không. -
Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi. -
Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành. -
Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ. -
In sổ kế toán. -
Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê,… -
Lập các báo cáo thuế. -
Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu. -
Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến
2. Quy trình của kế toán tổng hợp
Quy trình của kế toán tổng hợp được hiểu là: Các bước công việc kế toán kế tiếp nhau, được thực hiện theo một trật tự nhất định trong thực tiễn làm kế toán.
Vậy quy trình kế toán bao gồm những bước cụ thể nào? Mỗi bước trong quy trình đó có ý nghĩa gì đối với công tác kế toán?
Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hiểu là các công việc phát sinh hàng ngày có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Bước 2: Lập chứng từ kế toán
Sau khi có một nghiệp vụ kinh tế xảy ra, kế toán tiến hành lập chứng từ kế toán. Bước này vô cùng quan trọng vì đây là căn cứ pháp lý, chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.
Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
Khi bước 2 hoàn thành, Căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi chép vào Sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết.
Bước 4: Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển)
Ở bước này, kế toán thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng bắt buộc kế toán phải làm. Mục đích của công việc này là xác định số dư của tài sản và nguồn vốn cũng như xác định được lãi lỗ trong kỳ của công ty.
Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh
Kế toán tiến hành Lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn tổng quát về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và đã đúng chưa. Bước này vô cùng quan trọng trong quy trình của kế toán tổng hợp.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính. Có 4 loại biểu mẫu đó là: Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Bước 7: In sổ sách, đóng quyển, lưu kho.
Đây là công việc cuối cùng, việc lưu trữ các sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết, giúp dễ dàng tra cứu các vấn đề liên quan ở các năm sau.
3. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Ở trên, chúng ta đã hiểu được định nghĩa: “Kế toán tổng hợp là gì?”, vậy để có cái nhìn đúng về “Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết”, chúng ta cần hiểu thêm về “Kế toán chi tiết là gì” và những công việc của kế toán chi tiết.
’’Kế toán chi tiết’’’ là việc ghi chép, phản ánh một cách chi tiết nhất, cụ thể các đối tượng, các loại nghiệp vụ cần phải quản lý, theo dõi cụ thể, chi tiết và có thể sử dụng các loại thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị tùy theo yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp. Đây là cách phân loại kế toán theo mức độ, tính chất của thông tin phản ánh trong nghiệp vụ kế toán.
Các nghiệp vụ của kế toán chi tiết bao gồm: Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp.
Kế toán tổng hợp và kế toán chị tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau và phải được tiến hành đồng thời với nhau. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần kế toán chi tiết thì bên cạnh việc phản ánh vào tài khoản cấp 1 kế toán phải phản ánh vào tài khoản cấp 2, số chi tiết có liên quan.
Kế toán tổng hợp và kế toán toán chi tiết có nhiệm vụ bổ sung cho nhau. Cụ thể:
-
Hạch toán tổng hợp được tiến hành trên các tài khoản cấp 1, có tác dụng nêu lên các con số tổng hợp theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thấy rõ tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị. -
Hạch toán trên tài khoản cấp 2 cho phép chi tiết hóa số tiền đã được hạch toán trên tài khoản cấp 1, thông qua đó sẽ quản lý một cách chi tiết từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn. -
Kế toán trên số chi tiết giúp cho kế toán ghi lại tình hình biến động của các loại tài sản hàng ngày theo từng chứng từ phát sinh của từng loại tài sản nhằm quản lý và bảo vệ tài sản một các liên tục.
2. Phần mềm kế toán tổng hợp tốt nhất
Với những đặc thù và vai trò quan trọng của kế toán tổng hợp trong việc quản lý tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp thì lựa chọn một phần mềm kế toán tống hợp tốt nhất là công việc vô cùng quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm kế toán tổng hợp khác nhau cho doanh nghiệp lựa chọn. Có cả những phần mềm kế toán tổng hợp miễn phí. Nhưng những phần mềm kế toán tổng hợp miễn phí này đa phần không giúp doanh nghiệp quản lý hết được tất cả các nghiệp vụ phát sinh, giới hạn thời gian sử dụng, giới hạn người dùng, hoặc không được hỗ trợ khi gặp vấn đề phát sinh.
Các doanh nghiệp đứng trước 2 lựa chọn phổ biến: Đó là phần mềm kế toán tổng hợp đóng gói phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, nghiệp vụ đơn giản. Với chi phí rẻ nên đó là lựa chọn mà nhiều doanh nghiệp có khả năng chi trả thấp ưu tiên.
Còn đối với những doanh nghiệp vừa và lớn hay mô hình tập đoàn, họ cần một phần mềm kế toán tống hợp đáp ứng được khối lượng thông tin lớn. Vừa có chức năng quản lý lại có thể đưa ra những dự báo hay lên được những báo cáo về tình hình tài chính một cách kịp thời và chính xác. Phần mềm kế toán tống hợp tùy chỉnh (Phần mềm Customize) đáp ứng được yêu cầu đó. Ngoài những nhà cung cấp trong nước ngoài với chi phí khá đắt thì hiện tại trên thị trường có những nhà cung cấp phần mềm kế toán tổng hợp trong nước có hàng chục năm kinh nghiệm triển khai và ứng dụng những công nghệ lập trình tiên tiến trên thế giới. Phần mềm BRAVO là một trong số ít những nhà cung cấp trong nước hội tụ đầy đủ các yếu tố đó.
>>> Xem thêm chi tiết thông tin về phần mềm kế toán tổng hợp BRAVO.