Vào thời điểm cuối tháng, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN luôn là công việc được bộ phận Kế toán ưu tiên thực hiện hàng đầu trong Doanh nghiệp. Vì ngoài yêu cầu về tính chính xác vấn đề này còn luôn cần phải thực hiện đúng thời điểm để đảm bảo cho Người Lao động được hưởng đầy đủ nhất quyền lợi theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại điều 7 của quyết định 594/QĐ-BHXH, các bạn sẽ cập nhật được đầy đủ các thông tin liên quan đến việc đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN trong thời điểm tháng 6/2019. Chi tiết mời bạn đọc theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.
1. Thời hạn đóng BHXH, BHYT, BHTN
1.1. Đối với doanh nghiệp đăng ký trích nộp hàng tháng
Theo hình thức đăng ký này, thời hạn đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng. Tức là chậm nhất vào ngày 30/06/2019, doanh nghiệp bắt buộc phải trích nộp tiền đóng trên quỹ tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc theo mức quy định cho cơ quan có thẩm quyền phụ trách. Việc trích nộp này sẽ được tính toán, tổng hợp và chuyển khoản cùng 1 lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1.2. Đối với doanh nghiệp đăng ký trích nộp theo Quý hoặc 6 tháng 1 lần
Đối tượng được áp dụng hình thức này bao gồm:
-
Doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Những đơn vị này trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh hàng Quý hoặc 1 năm 2 lần. -
Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động, sử dụng dưới 10 lao động.
Như vậy, vào tháng 6/2019, thời hạn đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp đăng ký hình thức trích nộp này cũng đến. Theo đó chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng (tức là ngày 30/06/2019), doanh nghiệp cũng phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Địa điểm nộp BHXH, BHYT, BHTN
Trụ sở chính của Doanh nghiệp đăng ký ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Nếu là chi nhánh thì doanh nghiệp sẽ đóng BHXH tại nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
Lưu ý: Những hành vi sau được quy định là các hành vi vi phạm pháp luật:
-
Không đóng. -
Đóng không đúng thời gian quy định. -
Đóng không đúng mức quy định. -
Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
Đối với tất cả những đơn vị có hành vi vi phạm nêu trên từ 30 ngày trở lên, theo quy định tại Điều 134 của Luật BHXH thì ngoài việc phải đóng bù đủ số tiền cần đóng đúng theo quy định còn phải đóng thêm số tiền lãi phát sinh theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.
>>> Tham khảo: Cách đóng BHXH để hưởng lương hưu.
3. Thủ tục nộp tiền bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm
-
Nếu là lần đầu đăng ký bảo hiểm cho Công ty các bạn cần chú ý thêm một số thủ tục sau:
+ Sau khi nộp hồ sơ và được cơ quan bảo hiểm tiếp nhận, thì cán bộ phụ trách của doanh nghiệp liên hệ số điện thoại đường dây nóng của cơ quan BHXH tại nơi mình đóng bảo hiểm để được cung cấp mã Đơn vị. Trong vòng 2 ngày, nếu không thấy liên hệ cơ quan bảo hiểm sẽ chủ động gọi điện thoại xuống và cung cấp mã đơn vị cho Công ty.
+ Sau khi nhận được mã Đơn vị, các doanh nghiệp phải mang tiền đi nộp ngay vào tài khoản của cơ quan BHXH nơi mình đăng ký.
+ Cán bộ phụ trách phải mang số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN ra ngân hàng nộp. Nếu không biết nộp ngân hàng nào các bạn có thể hỏi cán bộ bảo hiểm nơi đóng hoặc thông báo dán tại bộ phận cửa nơi nộp hồ sơ thủ tục.
Chú ý: Trong giấy nộp tiền phải ghi rõ tên và thông tin của người đi nộp. Nội dung ghi đầy đủ thông tin bao gồm: Tên Công ty; Thời gian nộp; Mã đơn vị. Ngân hàng sẽ thu thêm một khoản phí không đáng kể cho thủ tục. Sau đó các bạn sẽ nhận được chứng từ giao dịch và mang về Doanh nghiệp lưu trữ.
-
Từ lần thứ 2 trở đi, thủ tục nộp tiền bảo hiểm sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì đã có mã Đơn vị. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện chuyển khoản hoặc đến nộp tại ngân hàng lần đầu tiên đã nộp.
4. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
Nếu trong kỳ có phát sinh trường hợp giảm lao động đóng bảo hiểm, thì doanh nghiệp phải báo giảm và làm thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động.
Căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ 620/…/THU quy định về hồ sơ trong trường hợp báo giảm lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN… công ty bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
-
Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người) -
Các tờ rời sổ (nếu có); -
Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản)
Hồ sơ nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở. Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết và chi trả sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Xem thêm: Chi tiết quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm.
Về thời hạn trả sổ BHXH cho người lao động được quy định tại Khoản 2, 2 Điều 47.
Theo đó, doanh nghiệp có thời hạn 07 ngày làm việc để xác nhận và trả sổ BHXH cho người lao động kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ). Vì vậy việc chốt sổ phải được tiến hành ngay khi nghỉ việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ như:
-
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. -
Doanh nghiệp hoặc NLĐ gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. -
Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế hoặc sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Nếu không chốt hoặc chốt chậm sổ BHXH, doanh nghiệp bị người lao động khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Sau khi bên thanh tra lao động tiến hàng kiểm tra, nếu doanh nghiệp nào thực hiện không đúng theo quy định về thời hạn thanh toán các khoản quyền lợi của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng sẽ bị xử phạt như sau:
-
Đối với việc vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động, bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. -
Đối với việc vi phạm từ 11 đến 50 người lao động, bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. -
Đối với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động, bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. -
Đối với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động, bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. -
Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên, bị xử phạt từ 30.000.000 đồng.
Cuối tháng 6 là thời điểm cuối kỳ tháng, là thời điểm cuối kỳ Quý 2 của năm, đồng thời cũng là thời điểm cuối kỳ 6 tháng vì vậy công việc trích nộp các loại bảo hiểm là công việc khá cần thiết. Ngay từ trong tháng, các Doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ để thực hiện các thủ tục đúng theo thời hạn quy định.
Đối với các Doanh nghiệp quy mô lớn, số lượng cán bộ nhân viên nhiều thì việc quản lý trích nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức thủ công sẽ vô cùng khó khăn, xảy ra nhiều sai sót dẫn đến thường xuyên chậm thời hạn. Giải pháp mang tới hiệu quả tốt ưu nhất để quản lý tốt công việc này chỉ có thể là ứng dụng giải pháp Phần hành quản trị nhân sự – Tiền lương thuộc hệ thống phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp của BRAVO 8. Lợi ích mà phần mềm BRAVO đem lại, không chỉ dừng ở việc giúp các Doanh nghiệp quản lý tốt việc tính toán, trích nộp các khoản bảo hiểm mà đây còn là công cụ trợ giúp công việc quản lý nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, việc theo dõi chi tiết tình hình nhân sự, đánh giá nhân sự một cách hiệu quả. Từ đó đưa ra được những báo cáo toàn cảnh về tình hình nhân sự và chất lượng lao động đáp ứng công tác quản lý của nhà quản trị.
Đây là một phân hệ nằm trong hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể (BRAVO 8 ERP-VN) mà BRAVO cung cấp. Phần mềm được xây dựng theo định hướng QUẢN TRỊ TỔNG THỂ, đáp ứng bài toán quản lý cho NHIỀU NGÀNH NGHỀ, hỗ trợ những tính năng công nghệ mới theo xu thế của doanh nghiệp THỜI ĐẠI 4.0.
>>> Chi tiết tính năng và giải pháp Phần mềm ERP BRAVO 8