Tổng hợp những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19


Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chính sách nhằm hỗ trợ những cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong bài viết này, chúng ta cũng tìm hiểu những chính sách tiêu biểu hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19.


1. Quyết định 777/QĐ-LĐTBXH ngày 09/7/2021 của Bộ LĐTB&XH


Nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trong thủ tục về BHXH, lao động – tiền lương, việc làm hỗ trợ khó khăn do Covid-19, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra Quyết định 777/QĐ-LĐTBXH ngày 09/07/2021. Cụ thể như sau:


  • Thủ tục hỗ trợ người lao động cũng như người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất do đại dịch COVID-19;

  • Thủ tục hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động do đại dịch COVID-19;

  • Thủ tục hỗ trợ người lao động ngừng việc do đại dịch COVID-19;


Đây là những thủ tục hành chính mới ban hành:


  • Thủ tục hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19;

  • Thủ tục hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp do đại dịch COVID-19;

  • Thủ tục hỗ trợ hộ kinh doanh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;

  • Thủ tục hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do đại dịch COVID-19


Đây là những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung:


Ngoài ra, bãi bỏ thủ tục hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm do đại dịch COVID-19.


>>>  Nghị quyết 68 hỗ trợ Người lao động khó khăn do dịch Covid-19


2. Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021


Về Hồ sơ, thủ tục để doanh nghiệp được vay vốn trả lương ngừng việc, Nhà nước đã đưa ra Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021. Cụ thể như sau:


Từ 01/07/2021 đến hết 30/06/2021 được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng cho người lao động. Người lao động phải thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ một số trường hợp). Đồng thời, người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được đó cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.


Trong trường hợp người lao động buộc phải thôi việc do dịch COVID-19, tuy nhiên không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì họ sẽ được hỗ trợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:


  • Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

  • Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 tuy nhiên họ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Lưu ý rằng trừ trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.


Nếu đầy đủ các điều kiện trên thì họ sẽ được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.


Nhà nước cũng quy định về trường hợp người lao động ngừng việc thì sẽ được hỗ trợ nếu có đầy đủ các điều kiện sau đây:


  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019;

  • Người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế hay đang trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021

  • Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng trước liền kề tháng người lao động ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động.


Nếu đầy đủ các điều kiện trên họ sẽ được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.


Ngoài ra, Chính phủ cũng hỗ trợ thêm đối với người lao động đang mang thai, trẻ em, và hỗ trợ tiền ăn đối các trường hợp F0 và F1 theo quy định…


3. Công văn 2059/TLĐ


Về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chính phủ đưa ra Công văn 2059/TLĐ. Cụ thể như sau:


Với tinh thần Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp và Chính phủ thêm vào đó là diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về một số vấn đề cụ thể sau:


– Với các doanh nghiệp có số lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên thì sẽ được ưu tiên lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2021.


– Việc chịu trách nhiệm về việc quyết định cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn sẽ được giao cho Ban Thường vụ các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.


4. Nghị định 44/2021


Chính phủ cũng hướng dẫn các khoản đóng góp Covid-19 được trừ khi tính thuế TNDN tại Nghị định 44/2021. Cụ thể như sau:


Những đối tượng được áp dụng đó là: Những doanh nghiệp là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.


Vậy, chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN như thế nào? Doanh nghiệp cần lưu tâm đến các vấn đề sau:


– Đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ thì doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.


– Những đơn vị nhận tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức đảng, đoàn thanh niên; cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, công đoàn các cấp ở trung ương và địa phương; Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; … Những tổ chức này phải hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.


– Việc nhận tài trợ cũng cần có những xác định theo đúng quy định của Nhà nước như: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản; theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật của khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật; xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ; …


Đại dịch đã đang và được dự báo là vẫn sẽ tiếp tục có những diễn biến vô cùng phức tạp. Do đó, để vừa chống dịch vừa đảm bảo việc phát triển kinh tế – xã hội là vô cùng khó khăn. Chính vì thế mà nhà nước thường xuyên có những chính sách mới phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn nhằm giúp cho các cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội cùng nhau vượt qua đại dịch lần này.


>>> Tìm hiểu: Phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể BRAVO 8R2 (ERP-VN)


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng