Điều kiện để tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng


Trước những thắc mắc từ bạn đọc (cụ thể là vướng mắc của bà Trần Thị Thanh Đào, công tác tại huyện Đoàn Thoại Sơn, tỉnh An Giang) về điều kiện đủ tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng, Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể sau.


Hiểu về Kế toán trưởng


Theo Wikipedia, Kế toán trưởng là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở… Đồng thời, Kế toán trưởng chính là người phụ trách, chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán trong doanh nghiệp.


Kế toán trưởng sẽ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất. Trong các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp, Kế toán trưởng luôn đứng dưới, làm việc dưới quyền Giám đốc Tài chính (CFO).



Vậy điều kiện tham gia bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng là gì?


Từ thắc mắc của bà Trần Thị Thanh Đào, công tác tại huyện Đoàn Thoại Sơn, tỉnh An Giang về việc thời gian từ tháng 6/2019 đến nay, bà Đào hưởng lương kế toán viên trung cấp, thuộc hệ biên chế. Đến tháng 10/2016, bà có bằng đại học ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kế toán. Bà Đào hỏi, bằng đại học của bà có đủ tiêu chuẩn để tiếp tục làm kế toán không và bà có đủ điều kiện tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng không?


Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có ý kiến hồi đáp như sau:


Căn cứ Khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán, quy định người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:


– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;


– Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.


Xét Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán: “Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiềm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước; người có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập; người có chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật Kế toán; người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận”.


Do vậy, bà Đào tốt nghiệp 1 trong 3 chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán nên sẽ đủ điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán và được tiếp tục làm kế toán và tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ Kế toán trưởng.


Có thể bạn quan tâm:


>> Chính sách thuế, kế toán, kiểm toán quan trọng có hiệu lực từ tháng 5/2018.


Theo Tạp chí tài chính


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng