Điều kiện, đối tượng được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020

Vừa mới đây (ngày 03/08), Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, Quốc hội quyết giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020.

Vậy điều kiện và đối tượng được hưởng giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 cụ thể là gì? Sau đây, bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn đọc.

1. Những kiến thức cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, điều tiết trực tiếp vào khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Đây là loại thuế áp dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ, và không còn điều tiết thu nhập của cá nhân có nguồn thu từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân).

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: là các tổ chức hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:

  • Doanh nghiệp được xác lập căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Doanh nghiệp nước ngoài cho dù có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Các Đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Các Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã năm 2012;
  • Các Tổ chức khác có hoạt động SXKD có thu nhập.

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: là các khoản thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp. Cụ thể gồm 02 nhóm:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Thu nhập từ các hoạt động khác như: các hoạt động chuyển nhượng về vốn; bất động sản; quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; nguồn thu khoản nợ khó đòi, khoản nợ phải trả không xác định được chủ.

Trong đó, pháp luật thuế TNDN Việt Nam cũng xác định đối tượng nộp thuế trên cả 02 mối quan hệ là: mối quan hệ quốc tịch và mối quan hệ lãnh thổ.

Quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển

– Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí hợp lý được trừ + Thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam

Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, tiền gia công, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT.
  • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì bao gồm cả thuế GTGT.

– Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế bao gồm: khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp; khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định pháp luật.

>> Xem thêm: Những khoản thu nhập được và không được ưu đãi thuế

– Khoản thu nhập khác gồm: thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động SXKD ở ngoài Việt Nam.

– Thuế suất thuế TNDN: Kể từ ngày 01/01/2016 trở đi, thuế suất thuế TNDN là 20%. Riêng với các DN thực hiện hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam, mức thuế suất áp dụng là từ 32% đến 50% phù hợp cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

2. Đối tượng được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020

Từ ngày 03/08/2020, Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chính thức có hiệu lực. Theo đó, Quốc hội quyết giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020.

Về đối tượng được giảm thuế theo Nghị quyết 116 bao gồm tất cả các đối tượng phải chịu thuế thu nhập Doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoại trừ các doanh nghiệp nước ngoài.:

Về thu nhập được giảm thuế: Tổng doanh thu năm 2020 lấy làm căn cứ để xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo quy định là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong năm của doanh nghiệp.

Như vậy, việc quy định giảm 30% thuế TNDN này áp dụng đối với toàn bộ khoản thu nhập của DN thỏa mãn điều kiện giảm thuế được quy định trong Nghị quyết 116, không loại trừ các khoản thu nhập không được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN. Bởi việc giảm thuế chỉ áp dụng cho thu nhập phát sinh trong năm 2020 của các DN có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng/ năm. Đây là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ dễ bị tổn thương, ảnh hưởng trước các tác động tiêu cực của nền kinh tế. Vì vậy cần được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng và chính xác theo quy định của Nghị quyết.

Nếu doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2020 chưa đủ kỳ tính thuế 1 năm thì cần quy định phân bổ doanh thu theo thời gian thực tế doanh nghiệp hoạt động trong năm. Cụ thể:

Tổng doanh thu năm 2020 = Doanh thu thực tế/Số tháng hoạt động x 12 tháng

Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới trong tháng thì tháng thành lập được tính đủ tháng.

3. Điều kiện để giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020

Điều 2, Nghị quyết 116/2020/QH14 quy định về kiều kiện giảm trừ 30% số thuế TNDN phải nộp trong năm 2020 là trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Đây cũng chính là một trong số các tiêu chí cơ bản để xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế TNDN theo quý và quyết toán thuế TNDN năm 2020.

Việc giảm thuế TNDN sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do chịu tác động của dịch bệnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp tích tụ vốn nhằm duy trì ổn định phát triển sản xuất kinh doanh. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giảm thuế suất thuế TNDN là cần thiết để giúp doanh nghiệp vơi bớt khó khăn, giảm gánh nặng về thuế, tạo điều kiện cho các DN tích tụ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề giúp các DN phát triển, chuyển đổi thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn để đóng góp lại cho NSNN trong thời gian tiếp theo.

Trong thời gian tới, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các bộ, ban, ngành ban hành và thực hiện nhiều giải pháp khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Dự tính, việc thực hiện mở rộng đối tượng giảm thuế nêu trên sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng.

Xem thêm: Hiệu quả bất ngờ khi ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự.


News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng