Hướng dẫn chi tiết xử lý thu hồi hóa đơn đã lập


Trước vướng mắc của Công ty TNHH Wirecard Việt Nam về xử lý hóa đơn đã lập, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có hướng dẫn giải đáp cụ thể.


Theo Cục Thuế Hà Nội, về việc xử lý thu hồi hóa đơn đã lập đã có quy định tại Điều 17 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ. Cụ thể, trường hợp lập hóa đơn nhưng chưa giao cho người mua mà phát hiện hóa đơn bị lập sai thì người bán gạch chéo các liên và cần lưu giữ số hóa đơn lập sai.



Nếu hóa đơn lập được giao cho người mua mà lại phát hiện có sai sót, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bán ra bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.


Nội dung cần có của Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được việc lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ đi kèm thỏa thuận về việc bồi thường giữa hai bên (nếu có).


Tiếp đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 156/2013/TT-BTC, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Như vậy, sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định mà người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được phép khai bổ sung hồ sơ khai thuế.


Người nộp thuế có thể nộp Hồ sơ khai thuế bổ sung cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, tuy nhiên cần phải nộp trước khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Trường hợp, cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung; điều chỉnh…


Có thể bạn quan tâm:


>> Một số điểm đáng chú ý về thuế GTGT năm 2019.


Theo Tạp chí tài chính


 


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng