Trên thế giới, Bảo hiểm không chỉ là một biện pháp dịch chuyển, giảm thiểu rủi ro mà ngày nay nó còn trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm điều này cũng cho thấy nhiều tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai.
Kinh doanh bảo hiểm được xem là ngành kinh doanh có điều kiện, do đó việc hiểu và cập nhật liên tục các chính sách mới về bảo hiểm là điều hết sức cần thiết đối với người kinh doanh bảo hiểm và cả với người tham gia bảo hiểm.
1. Sơ lược về kinh doanh bảo hiểm hiện nay
Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với khách hàng mua bảo hiểm. Do đó mà sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có, trừu tượng tuy nhiên cũng rất cụ thể, và thực tế.
Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây vô cùng sôi động và đa dạng về cả số lượng tham gia lẫn các hình thức ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Sự đa dạng này cùng với sự cạnh tranh gay gắt đã khiến các công ty Bảo hiểm đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng.
Căn cứ và Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thì: Kinh doanh bảo hiểm là Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, dựa trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hay bồi thường cho người được bảo hiểm khi có xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các cách đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu
Một vài đặc điểm nổi bật của kinh doanh bảo hiểm hiện nay:
-
Trong kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm dưới nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp; thông qua các đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. -
Đối tượng kinh doanh đa dạng.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thể bảo hiểm từ tài sản (ví dụ BH ô tô, xe máy, BH máy bay, BH tàu thủy, BH vận chuyển hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu…); đến bảo hiểm con người (ví dụ như: Bảo hiểm con người: BH nhân thọ, BH tai nạn lao động, BH tai nạn hành khách, BH tai nạn học sinh, sinh viên…) cho đến cả Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Ví dự như: BH trách nhiệm dân sự lái xe cơ giới, BH trách nhiệm dân sự chủ tàu, BH trách nhiệm dân sự chủ hãng hàng không…)
-
Bảo hiểm là ngành kinh doanh có nguồn vốn lớn.
Với các công ty muốn gia nhập ngành này thì đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Nguồn vốn này các Công ty bảo hiểm có nhu cầu đầu tư dài hạn, đầu tư vào các dự án có mức độ mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận.
-
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng bảo hiểm.
Đây có lẽ là một trong những đặc điểm nổi bật của lĩnh vực kinh doanh này. Theo đó Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
-
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Doanh nghiệp bảo hiểm làm quen với hội nhập hợp tác quốc tế đồng thời tạo ra sự cạnh tranh để doanh nghiệp bảo hiểm tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đem lại lợi ích tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm. Ở bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, cạnh tranh vừa là cơ hội vừa là thách thức, vừa là áp lực mà cũng là động lực.
-
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân theo các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan.
Kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và cần phải thực hiện đúng những quy định của nhà nước, dưới đây là một số văn bản pháp luật chính chi phối việc kinh doanh bảo hiểm hiện nay:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10
– Nghị định 45/2007/NĐ-CP
– Nghị định 46/2007/NĐ-C
– Luật sửa đổi bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm 61/2010/QH12
– Nghị định 123/2011/NĐ-CP
– Thông tư 125/2012/TT BTC
– Thông tư 124/2012/TT-BTC
– Thông tư 232/2012/TT-BTC
– Nghị định 98/2013/NĐ-CP
– Nghị định 68/2014/NĐ-CP
– Thông tư 194/2014/TT-BTC
– Nghị định 12/2015/NĐ-CP
– Quyết định 15/QĐ-QLBH
– Nghị Định 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ
2. Những điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm 2019
Ngày 14 tháng 6 năm 2019 Quốc hội đã thông qua Luật bảo hiểm sửa đổi, trong đó, tập trung phân định rõ khái niệm về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng như các trách nhiệm ràng buộc của dịch vụ này. Theo quy định của luật mới, từ tháng 11/2019, các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm sẽ phải tuân thủ quy định mới tại Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2019.
Dưới đây sẽ là một số phân tích về vấn đề này
-
Luật mới bổ sung các định nghĩa tại Điều 3 LKDBH về các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, cụ thể các định nghĩa mới như sau:
-
Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được hiểu là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng như các tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. -
Tư vấn bảo hiểm là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất. -
Đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động nhận diện, phân loại, đánh giá tính chất và mức độ rủi ro, đánh giá việc quản trị rủi ro về con người, tài sản, trách nhiệm dân sự làm cơ sở tham gia bảo hiểm. -
Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm. -
Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là hoạt động hỗ trợ bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm.
-
Sửa đổi bổ sung Điều 11 Quyền tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật.
-
Bổ sung hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới của các DNBH, môi giới BH và tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ bổ trợ
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
-
Bổ sung khoản 9a vào sau khoản 9 Điều 124
Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới.
Hiệu lực thi hành
-
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. -
Bổ sung mục 32a vào sau mục 32 Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14 và Luật số 28/2018/QH14 như sau: -
Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ quy định và phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.
Bảo hiểm hiện nay đã trở thành một ngành rất quan trọng trong xã hội. Đối với xã hội bảo hiểm có vai trò: Giúp đẩy mạnh tín dụng; Tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động và Giảm gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc chăm sóc người già và những người phụ thuộc khi người trụ cột trong gia đình qua đời. Còn đối với cá nhân thì bảo hiểm giúp đảm bảo một nguồn tài chính vững chắc trong một số trường hợp rủi ro không may xảy ra. Vì những lợi ích to lớn đó mà nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển. Việc hoàn thiện các khung pháp lý rõ ràng là một trong những hoạt động đẩy mạnh đó.
Xem thêm: Tính năng quản lý Bảo hiểm xã hội của phần mềm BRAVO