Trải qua hơn 10 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử nói chung và sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) nói riêng, tình hình triển khai HĐĐT tại doanh nghiệp (DN) đã cho thấy những kết quả tích cực.
Từ con số chỉ vài chục doanh nghiệp (DN) triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) trong năm 2010, đến nay đã có gần 1.000 DN sử dụng HĐĐT trong các giao dịch bán hàng. Bài viết sau đây của PGS., Ts. Mai Ngọc Anh – Trưởng khoa Kế toán (Học viện Tài chính) sẽ phân tích, làm rõ những lợi ích của HĐĐT đối với DN, đưa ra một số khuyến nghị tăng cường sử dụng HĐĐT trong DN.
Tình hình thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đang là xu hướng tất yếu của giao dịch thương mại trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở mức độ cao tại các doanh nghiệp (DN).
Đối với các quốc gia phát triển, xu hướng sử dụng HĐĐT đã được khởi động từ những năm cuối của thế kỷ XX và phổ biến trong giao dịch thương mại hiện nay. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ ứng dụng CNTT nhanh, vậy nên quy định sử dụng HĐĐT đã được đề ra từ đầu những năm 2000 và đặc biệt coi trọng trong thời gian gần đây.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử nói chung và sử dụng HĐĐT nói riêng, hàng loạt các khuôn khổ pháp lý đã được Nhà nước ban hành khá đồng bộ và ngày càng hoàn thiện như: Luật Giao dịch điện tử được ban hành năm 2005, Luật Kế toán được ban hành năm 2003 và được sửa đổi năm 2015. Ngoài ra, các nghị định hướng dẫn liên quan đến giao dịch điện tử và sử dụng HĐĐT cũng được Chính phủ ban hành: Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử; Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 về việc quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ… Do vậy, khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử nói chung và chứng từ điện tử nói riêng đã khá hoàn thiện.
Trên đây là cơ sở pháp lý quan trọng để việc triển khai thực hiện HĐĐT tại các doanh nghiệp cũng như công tác quản lý HĐĐT đối với các cơ quan quản lý nhà nước…
Sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán doanh nghiệp
Như đã thông tin bên trên, sử dụng HĐĐT là một xu hướng tất yếu và tính ưu việt của nó đã được chứng minh ở các nước phát triển cũng như các DN thực hiện thành công tại Việt Nam. Hiệu quả sử dụng HĐĐT có nhiều tác động tích cực đối với công tác quản lý kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng.
– Đảm bảo việc luân chuyển hóa đơn trở nên thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Công việc kế toán do vậy được thực hiện một cách thuận lợi hơn…
Nếu sử dụng hóa đơn giấy, thời gian luân chuyển chứng từ kế toán giữa các DN và các bộ phận trong nội bộ DN có chậm sẽ dẫn đến việc hóa đơn chậm được cập nhật ảnh hưởng đến tính kịp thời của dữ liệu kế toán, thậm chí một số nghiệp vụ kế toán phải ghi nhận theo giá tạm tính, ước tính vì chứng từ kế toán chưa được luân chuyển kịp thời.
Thực hiện HĐĐT đảm bảo chứng từ kế toán được luân chuyển nhanh, kịp thời ngay sau khi hóa đơn được khởi tạo.
Một vài khuyến nghị cho việc tăng cường sử dụng HĐĐT
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng HĐĐT tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, các doanh nghiệp và bản thân người làm kế toán cần thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng các chứng từ, tài liệu bản cứng thay vào đó là sử dụng các chứng từ, trong đó có HĐĐT. Đó là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với mọi DN trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Lợi ích sử dụng HĐĐT là vô cùng lớn đối với doanh nghiệp, vì vậy, hãy xem xét bỏ ra các chi phí ban đầu cho việc triển khai nhưng hiệu quả đem lại lâu dài là rất lớn…
Có thể bạn quan tâm:
>> Những điều cần biết về Hóa đơn điện tử.
Theo Tạp chí tài chính