Toàn bộ thông tin về luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất

Ngày nay, xuất nhập khẩu hàng hóa đem lại rất nhiều cơ hội và thử thách cho nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc đánh thuế trong trường hợp này cũng là điều hiển nhiên. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? Các thông tin về luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích ngay dưới bài viết này nhé.

Thuế xuất nhập khẩu

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu còn được gọi là thuế quan, đây là loại thuế gián thu, thực hiện thu vào các loại hàng hóa được phép xuất – nhập khẩu qua biên giới Việt Nam và độc lập trong các hệ thống pháp luật thuế Việt Nam cùng các nước khác trên thế giới. Việc ban hành thực hiện đóng thuế nhập khẩu chính là cách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên không thể áp dụng cho các biện pháp hành chính. Vì vậy, thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần và áp dụng cho các loại hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch.

Ngoài ra, thuế xuất khẩu còn được hiểu là loại thuế nhắm tới các loại mặt hàng mà Nhà nước chúng ta muốn hạn chế xuất khẩu.

2. Đối tượng chịu thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu

Áp dụng theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu mới nhất, thuế nhập khẩu được áp dụng cho các đối tượng như sau:

  • Các loại hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Các loại hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan. Và các loại hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất – nhập khẩu; quyền phân phối.
  • Các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Các loại hàng hóa nằm trong trường hợp là quà biếu, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý sẽ được miễn thuế.

3. Đối tượng được miễn, giảm, hoàn thuế xuất nhập khẩu

Theo luật thuế xuất nhập khẩu đã được ban hành, các trường hợp sau sẽ được miễn, giảm thuế. Cụ thể:

  • Đối tượng sẽ được miễn, giảm thuế khi các loại hàng hóa vận chuyển theo dạng quá cảnh, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.
  • Với các loại hàng hóa thuộc loại viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức liên hợp quốc, phi chính phủ, tổ chức quốc tế,… cho Việt  Nam và ngược lại.
  • Được miễn, giảm thuế với các loại hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài hoặc ngược lại. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan khác.
  • Các loại hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.

4. Đối tượng nộp thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu

Theo luật thuế xuất nhập khẩu đã được ban hành, các đối tượng phải nộp thuế đầy đủ như sau:

  • Chủ kinh doanh hàng hóa xuất, nhập khẩu.
  • Các tổ chức phụ trách nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.
  • Các cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi và nhận hàng qua cửa khẩu hoặc biên giới Việt Nam.
  • Đối tượng là đại lý làm thủ tục hải quan được các đối tượng trên ủy quyền cho việc nộp thuế xuất, nhập khẩu.
  • Đối tượng là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế sẽ phải đứng ra nộp thay thuế cho các đối tượng nộp thuế.
  • Đối tượng là các tổ chức tín dụng hoạt động dựa theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

5. Căn cứ và thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu

Cách tính thuế xuất nhập khẩu không quá phức tạp nhưng nếu bạn đọc không tập trung thì có thể sẽ đưa ra cách tính sai. Dưới đây là phương pháp tính đang được áp dụng phổ biến nhất. Cụ thể:

5.1. Căn cứ tính thuế

  • Dựa vào số lượng từng loại mặt hàng theo thực tế xuất, nhập khẩu được ghi đầy đủ trong tờ khai hải quan.
  • Chi tiết giá tính thuế của từng mặt hàng.
  • Thuế suất của từng mặt hàng.
  • Các tỷ giá tính thuế.
  • Loại đồng tiền để nộp thuế.
  • Chi tiết mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa (đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối).

5.2. Chi tiết về trị giá tính thuế và thuế suất

  • Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu: trị giá thuế chính là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) => giá FOB.
  • Đối với trường hợp là hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF.

Chi phí tính giá thuế được tính bằng đồng Việt Nam, nếu sử dụng đồng ngoại tệ thì sẽ được quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam. Và tỷ giá sẽ được cập nhật theo tỷ giá mua vào mà Ngân hàng nhà nước công bố.

Theo quy định của Bộ Tài Chính ban hành, thuế suất thuế xuất khẩu đã quy định rõ ràng cho từng loại mặt hàng theo biểu thuế xuất khẩu.

5.3. Chi tiết công thức tính thuế xuất nhập khẩu

– Công thức tính cho mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thực tế * Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị * Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

– Công thức tính cho mặt hàng áp dụng theo thuế suất tuyệt đối:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thực tế * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

6. Các loại thuế trong luật thuế xuất nhập khẩu

Hiện nay, trong hoạt động xuất nhập khẩu có rất nhiều loại thuế mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là toàn bộ các loại thuế trong luật thuế xuất nhập khẩu, cụ thể:

6.1. Thuế xuất khẩu

Đây là loại thuế được đánh vào các loại mặt hàng mà quốc gia đó muốn hạn chế xuất khẩu. Mục đích mang lại là tạo sự cân bằng, bình ổn giá trong nước và bảo vệ nguồn cung trong nước.

6.2. Thuế nhập khẩu

  • Thuế nhập khẩu thông thường: được áp dụng với các loại hàng hóa nhập khẩu đã quy định tại QĐ số 45/2017/QĐ-TTg. Theo quy định, thuế suất thông thường = 150% thuế suất ưu đãi của mặt hàng tương ứng. Tại Điều 10 của Luật này, Chính phủ đã quyết định: trong trường hợp thuế suất ưu đãi bằng 0% thì sẽ áp dụng mức thuế suất thông thường.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: được áp dụng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu xuất xứ từ nước/ lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN/WTO) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Hoặc các loại hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước và đáp ứng điều kiện xuất xứ, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: áp dụng với các loại hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam. Hoặc các loại hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ các nước đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình doanh thu trong doanh nghiệp hiện nay.

6.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế VAT được biết đến là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và các dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trong đó, đối tượng chịu thuế sẽ là các loại hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (ngoại trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này).

6.4. Thuế chống bán phá giá

Đây là loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng với các loại hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Điều này gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và tệ hơn là ngăn cản sự phát triển của ngành.

Điều kiện áp dụng

  • Các loại hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
  • Trình trạng bán phá giá hàng hóa chính là nguyên nhân cản trở sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan về luật thuế xuất nhập khẩu mới nhất, hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ nắm rõ các thông tin và áp dụng đúng cách trong mô hình kinh doanh của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm:

  1. TOP phần mềm kế toán đang được sử dụng nhiều nhất.
  2. Chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI.

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng