Trường hợp doanh nghiệp được khôi phục lại mã số thuế


Khôi phục mã số thuế chính là “mở mã số thuế”. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thì cách thức xử lý để khôi phục mã số thuế như thế nào? Sau đây, bài viết sẽ cung cấp tới bạn đọc hướng dẫn cụ thể.


Căn cứ quy định tại Điểm 2 Mục III Phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế:


Chấm dứt hiệu lực mã số thuế chính là thủ tục của cơ quan thuế nhằm xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế, thông qua việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo công khai danh sách các mã số thuế chấm dứt hiệu lực sử dụng.


Tổ chức nộp thuế sau khi đã làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trường hợp quay trở lại hoạt động sẽ phải làm hồ sơ đăng ký thuế mới và được cấp mã số thuế mới….


Nội dung khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” quay trở về trạng thái “Người nộp thuế đang hoạt động”.



Về hướng dẫn đăng ký thuế đã được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính, cụ thể:


Các trường hợp khôi phục mã số thuế:


– Đối tượng người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.


– Đối tượng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.


– Đối tượng người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.


Cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế.


Theo Tạp chí tài chính


Xem thêm: Kế toán Thuế trên phần mềm BRAVO 8
Thông tin liên quan: 03 cách để đăng ký giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng