Giải mã những điều chưa biết về Blockchain


Gần đây, chúng ta nghe nói nhiều về Blockchain, đây được coi là một bước đột phá về công nghệ, được thiết lập để tạo ra những biến đổi trong công việc kế toán, kiểm toán và ngân hàng. Nhưng cụ thể công nghệ này hoạt động như thế nào?



Giải mã những điều chưa biết về Blockchain (Nguồn: CPA Australia)


Hiểu đơn giản thì Blockchain là một sổ cái duy nhất ghi lại các giao dịch giữa các tổ chức. Mọi người có quyền tham gia, cũng có thể cùng xem một thông tin trong thời gian thực.


Nhiều ý kiến cho rằng blockchain có thể làm giảm các sai sót và gian lận kế toán. Các tổ chức tại Australia như: cơ quan nghiên cứu của Chính phủ Australia; Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO; Sở Giao dịch Chứng khoán Australia (ASX) đang nghiên cứu ứng dụng của công nghệ này.


Có một sự thật là Blockchain có thể ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý chuỗi cung ứng và kế toán giao dịch; nó còn có khả năng tạo ra các cơ hội cho kế toán viên được làm việc với khách hàng và đồng nghiệp nhằm thu lượm nhiều lợi ích từ công nghệ.


Vậy Blockchain hoạt động như thế nào?


Đầu tiên, Blockchain sẽ là sổ cái duy nhất ghi lại các giao dịch giữa các tổ chức, nhà cung cấp và khách hàng của họ.


Khi dữ kiệu được chuyển vào các “khối” liên kết, chúng tạo ra “hồ sơ hoạt động”, kết hợp với các thông tin được bổ sung, các chuỗi khối sẽ được thiết lập.


Tất cả người dùng có quyền tham gia blockchain đều xem được cùng một thông tin trong thời gian thực. Bạn có thể xem ai đã thêm dữ liệu vào mỗi khối và việc này được thực hiện vào thời điểm nào. Các khối này giữ nguyên và không thể bị xóa bỏ/ thay đổi.


Mọi người đều sở hữu và có trách nhiệm duy trì chuỗi khối đó, thay vì việc chỉ có một người kiểm soát duy nhất.


Đối với một blockchain bảo mật, người dùng blockchain tự quyết định ai có thể tham gia sổ cái và các cấp độ truy cập của những người này. Một vài thông tin có thể được mã hóa để bảo vệ tính bảo mật thương mại.


Thực tế cho thấy, từng công ty có thể sở hữu một blockchain với nhà cung cấp, với khách hàng, ngân hàng và với cơ quan thuế của họ.


Blockchain có ý nghĩa gì đối với các kế toán viên?


Khi tìm hiểu về Blockchain, ý nghĩa của nó với các kế toán viên là điều mọi người quan tâm hàng đầu. Bằng cách tạo ra một sổ cái duy nhất trên một mạng lưới máy tính; các công ty, khách hàng, ngân hàng và cơ quan thuế của họ ghi chép và chia sẻ thông tin.


Nếu bất kỳ ai trong số họ thêm thông tin, sổ cái sẽ tự động xác minh và điều chỉnh dữ liệu. Từng bên có liên quan không cần duy trì sổ cái riêng của họ, do vậy kế toán viên cũng không cần thực hiện tất cả việc xử lý và điều chỉnh giao dịch.


Blockchain có an toàn không?


Hiện tại, tạm khẳng định Blockchain có thể làm giảm các sai sót và gian lận kế toán.


Khi một khối dữ liệu được thêm vào chuỗi, phần còn lại của mạng lưới là xác minh dữ liệu đó.


Khi bạn thực hiện giao dịch trên chuỗi, tất cả các máy tính trong mạng lưới sẽ xác định bạn và kiểm tra xem bạn có quyền giao dịch hay không. Do đó, nếu bạn cần phải trả $120 mà bạn chỉ chuyển $100 do nhầm lẫn, các khối khác sẽ chỉ ra sai sót đó.


An ninh mạng được thắt chặt nhờ công nghệ blockchain


Điều này được hiểu như nếu xảy ra tình trạng hacker tấn công, hacker sẽ phải xâm nhập vào toàn bộ mạng máy tính cùng một lúc để thực hiện bất kỳ thiệt hại nào.


Nếu họ chỉ tấn công một máy tính, những máy tính khác trong mạng lưới sẽ có thể phát hiện và phản ứng ngay với hoạt động nguy hiểm trên.


Blockchain có thể gây ảnh hưởng tới nghề kiểm toán


Chuỗi khối tạo ra một hồ sơ truy nguyên theo thời gian thực, do vậy nếu blockchain được chấp nhận rộng rãi, vai trò của kiểm toán viên trong xác minh các giao dịch được thực hiện khi có blockchain sẽ không còn cần thiết.


Song, không chỉ nghề kế toán và kiểm toán phải đối mặt với sự ảnh hưởng này, Blockchain là một mạng lưới đồng đẳng cắt giảm các kênh trung gian kể cả ngân hàng.


Công nghệ Blockchain có thể thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế và chuyển tiền nhanh hơn, giúp xác thực danh tính của một cá nhân hoặc danh tính của công ty được thực hiện một cách an toàn hơn.


Ví dụ: Sàn giao dịch chứng khoán Úc đang xem xét cách công nghệ blockchain có thể thay thế hệ thống thanh toán bù trừ hiện có cho các giao dịch cổ phiếu.


Trên đây cũng là lý do tại sao tổ chức nghiên cứu và khoa học của Chính phủ Australia, CSIRO, đang nghiên cứu cách công nghệ blockchain có thể hoạt động trong cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân.


Trong ba năm tới, hơn 1,4 tỷ USD được đầu tư trên toàn thế giới vào công nghệ blockchain bởi tiềm năng của công nghệ này.


Blockchain mới ở bước đầu tiên trên con đường phát triển, nếu như tiến xa được như đúng kỳ vọng thì công nghệ này sẽ thay đổi đáng kể các chức năng kế toán và kiểm toán. Kế toán viên và kiểm toán viên cần cân nhắc lại cách thức làm việc, và cần cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị cao hơn liên quan đến hiểu biết sâu sắc và suy nghĩ chiến lược.


Có thể bạn quan tâm:


>> Khám phá 12 tính năng cực hữu ích trên Google.


Theo Tạp chí INTHEBLACK (CPA Australia)/ Tạp chí tài chính


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng