Phần mềm quản lý bán hàng tỏ ra khá hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Song nó không bao giờ thay thế được các “salesman” mà phần mềm bán hàng chỉ là công cụ hỗ trợ người quản lý điều tiết công việc của con người.
Ngày nay, các doanh nghiệp đã biết và ứng dụng nhiều hơn phần mềm quản lý bán hàng cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Phần mềm này đã đưa ra thống kê vô cùng chính xác như: khách hàng là ai, có nhu cầu gì, khả năng chi trả thế nào, sẽ xuất hiện ở đâu và ra quyết định ra sao? Nó cũng là một công cụ sẽ không bao giờ biết mệt, miệt mài làm và làm hiệu quả hơn hẳn so với salesman. Thậm chí, một số người đã lầm tưởng, tương lai phần mềm sẽ thay thế toàn bộ các salesman trong hệ thống của chính họ.
Tuy nhiên, phần mềm quản lý bán hàng thường là do những người am hiểu về tin học viết ra. Họ không nhất thiết phải là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh, để tạo ra một thứ công cụ hoàn toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp có nhu cầu đa dạng. Thực tế, cũng có rất ít phần mềm hiện được các công ty SME sử dụng, được tạo ra từ sự kết hợp cân bằng và hiệu quả của người quản trị kinh doanh chuyên nghiệp và chuyên gia tin học.
>> Sơ đồ quy trình bán hàng của doanh nghiệp chuyên nghiệp.
Cho dù được đầu tư kỹ càng tới đâu, phần mềm vốn chỉ là công cụ, không phải là một cái máy biết nghĩ. Dù có nó thì nhà quản lý cũng phải hiểu cách sử dụng kiểu ứng biến mới ra được vấn đề. Vẫn còn quá nhiều giám đốc tự hào rằng họ sở hữu nhiều phần mềm; trong khi chỉ có số ít vị khẳng định được chính xác là dùng nó thì khiến ý thức nhân viên tốt lên, chất lượng tương tác/ sự phản hồi tích cực của khách hàng, sự phát triển bền vững trong dài hạn của địa bàn tốt lên như thế nào.
Bên cạnh đó, đôi khi có quá nhiều chỉ số được đưa ra bởi phần mềm, nếu xem hết chúng thì chúng ta sẽ mất thêm thời gian băn khoăn cái gì là quan trọng hơn chứ không phải là làm cái gì.
Phần mềm quản lý bán hàng được từng người trong đội sales sử dụng. Nó chỉ tập trung vào việc cho riêng người đó xem chứ không có sự so sánh. Trong khi từ thời Rockerfeller (ông trùm dầu mỏ của Mỹ) đã nhận ra rằng việc so sánh sự nỗ lực cố gắng của từng salesman với nhau, của từng team với nhau đã là một điều quan trọng để thúc đẩy sales phải liên tục nỗ lực vượt qua khả năng của mình. Bảng theo dõi doanh số tại phòng sales cho phép chúng ta tạo ra sự so sánh khá rõ các địa bàn với nhau, các salesman với nhau còn hơn nhiều lần một phần mềm đa chức năng mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết tới 70% năng lực của nó!
Có phần mềm quản lý bán hàng rồi thì đội bán hàng vẫn không thể bỏ qua việc họp, rà soát liên tục quá trình thực hiện từng cá nhân. Vì xét cho cùng, việc dùng cái gì thì một sự vật hiện tượng vừa xảy ra không phải chỉ mỗi ghi nhận là đủ! Nó cần được đánh giá và phản hồi dưới góc nhìn của các nhân viên và quản lý, càng nhanh càng tốt. Mà khẳng định, việc này khó có thể tương tác hiệu quả chỉ bằng phần mềm. Người mua và bán đều là người cả chứ không phải máy, thống kê cho thấy có tới 75% quyết định mua đưa ra là dựa trên cảm xúc. Nếu quản lý không nhìn đúng và lọc đúng thông tin thì kết quả báo cáo sẽ lệch theo cảm tính của nhân viên ở cấp thấp nhất, người duy nhất tương tác trực tiếp với khách hàng!
Tóm lại, phần mềm quản lý bán hàng chỉ là một công cụ để hỗ trợ người quản lý trong điều tiết công việc của con người. Nó cần một bàn tay đầy kỹ năng và kinh nghiệm điều khiển. Không có một ai mà trình độ không có gì, cứ hễ tìm ra sản phẩm thoả mãn một lượng nhu cầu nào đó trên thị trường, tính toán thấy đủ lãi vậy là dùng phần mềm quản lý, thế là xong.
>> Cần mua phần mềm quản lý bán hàng ở đâu tốt?
Theo Nhịp Sống Kinh Tế/ Cafébiz