Trong một cuộc trò chuyện của tôi với một đồng nghiệp chia sẻ về tình hình thị trường phần mềm, tôi có cơ hội nhìn lại công việc của mình đã làm và chặng đường mà BRAVO – nơi tôi làm việc đã đi, để đến hiện tại tôi càng thấy thêm gắn bó với công ty cùng những con người BRAVO – chính xác hơn là đội ngũ lãnh đạo công ty – đã không ngại và kiên trì quan điểm của mình trước những ngã rẽ của thị trường.
Cùng chung số phận ảm đạm của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước đi khó khăn nhất trong lịch sử của mình, ngành công nghiệp phần mềm cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn và tăng trưởng có dấu hiệu chững lại do đầu tư cho lĩnh vực này từ phía doanh nghiệp và chính phủ không như mong đợi. Tuy vậy, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO (BRAVO) vẫn kiên đi theo con đường cung cấp Giải pháp ERP. Nhờ thế BRAVO đã trở thành một trong những công ty hiếm hoi hiện nay trong ngành công nghệ phần mềm vẫn đạt được một mức độ phát triển ấn tượng và vẫn duy trì được sự ổn định tốt trong cơ cấu nhân sự và định hướng kinh doanh.
Ngã rẽ lần thứ nhất
Tôi may mắn được gia nhập vào “gia đình BRAVO” từ cuối năm 2005, khi thị trường công nghệ thông tin (CNTT) trong nước đang phát triển một cách bùng nổ với sự ra đời của hàng trăm các doanh nghiệp trẻ và sự gia nhập của các “ông kẹ” hàng đầu trong ngành công nghệ phần mềm trên thế giới.
Với vị trí công tác thuộc phòng kinh doanh, công việc gúp tôi được đi đây đó nhiều, tiếp xúc với vô vàn khách hàng cùng việc tìm hiểu nhu cầu quản trị trong doanh nghiệp khách nhau, biết thêm nhiều sản phẩm trong ngành trên thị trường. Tôi còn nhớ rõ lúc bấy giờ Giải pháp ERP (Enterprise Resource Planing, tạm dịch là giải pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp) là một trong những xu thế “hot” nhất trong ngành, tại thời điểm đó từ ti vi, radio tới báo giấy, báo mạng đâu đâu cũng có thể bắt gặp các bản tin, bài viết về đề tài ERP. Với hệ thống marketing khổng lồ của các tập đoàn lớn trên thế giới đang cung cấp Giải pháp ERP tại Việt Nam như SAP, Oracle, Solomon,… cộng với sự cổ vũ của hệ thống truyền thông Việt Nam thì chắc không khó để bạn hình dung Giải pháp ERP lúc đó trở thành một xu thế mà bất kỳ các doanh nghiệp phần mềm trong nước không thể không theo như thế nào. Vậy mà lúc bấy giờ Ban Lãnh đạo BRAVO vẫn “khăng khăng” giữ đúng tên gọi là “Phần mềm quản trị tài chính kế toán” và nhất định không cho phép nhân viên nói với khách hàng của chúng tôi cung cấp sản phẩm ERP.
Bản thân tôi, khi trao đổi với các khách hàng ở các tỉnh vùng sâu vùng xa lúc đó, nhận được rất nhiều yêu cầu là “chỉ sử dụng Giải pháp ERP chứ không dùng phần mềm kế toán”. Tôi có lần bực bội vì liên hệ và trao đổi với nhiều khách hàng mà không có kết quả. Tôi đã “đá xoáy” một vị khách hàng (mà tôi gọi điện chào hàng sản phẩm): “ERP là gì vậy anh?”, vị khách hàng với vẻ am hiểu đã trả lời tôi một cách rõ ràng “phần mềm ‘IEP’ mà em không biết ah, là chữ ‘I’ chữ ‘E’ chữ ‘P’ đó”, sau đó anh còn cung cấp thêm thông tin “đã có người xuống giới thiệu cho anh, nhưng giá họ báo cao quá, nên anh chưa làm, họ báo giá tới 15 triệu (đồng)”, nghe tới đây tôi vẫn cố gắng giữ vẻ lịch thiệp, nhã nhặn chào, cảm ơn anh và cúp máy, vì tôi biết sản phẩm lúc đó của BRAVO chưa phải là ERP mà đã có giá gấp nhiều lần so với mức giá mà anh đang cân nhắc.
Đem nỗi lòng này chia sẻ cùng “sếp” mình (anh Đào Mạnh Hùng – Giám đốc công ty) trong một lần anh công tác tại Tp. Hồ Chí Minh. Tôi băn khoăn vì sao chúng ta không phát triển một sản phẩm về Giải pháp ERP. Hay đơn giản là việc so sánh sản phẩm phần mềm hiện tại của BRAVO với các sản phẩm phần mềm ERP của các doanh nghiệp Việt Nam khác đang quảng cáo thì không hề thua kém thậm chí còn có nhiều tính năng vượt trội hơn. Tôi nhận được câu trả lời từ anh, anh chia sẻ sản phẩm của BRAVO được xây dựng dựa trên năng lực của đội ngũ phát triển và triển khai phần mềm, mà năng lực thì phải có sự trau dồi, học hỏi mới phát triển được. Về phía khách hàng, ERP có thể là một sản phẩm sử dụng phù hợp trên thế giới nhưng khi ứng dụng tại Việt Nam chưa chắc đã thành công, vì hoàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam, “bản thân doanh nghiệp” và năng lực người sử dụng có những đặc điểm riêng khác với của doanh nghiệp của thế giới.
Thực tế đã chứng minh, không phải đến tận những năm 2012 khi nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu thì việc triển khai ERP mới có chiều hướng giảm xuống và đi vào chiều sâu, mà ngay từ những năm 2010 tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi từ cách nhìn, quan điểm của các doanh nghiệp về Giải pháp ERP. ERP không phải là phương thức kỳ diệu để chỉ cần doanh nghiệp bỏ tiền ra mua về là có thể phát triển nhanh như vũ bão, ERP cũng không phải là một cái mác để khi gắn lên tên của doanh nghiệp thì sẽ chứng tỏ cho năng lực điều hành và quản lý quốc tế. ERP cũng là một công cụ tốt, nếu doanh nghiệp biết lựa chọn thông minh và phù hợp với hoàn cảnh, cách thức kinh doanh, sản xuất của mình, và nhìn rộng ra bất kỳ một sản phẩm nào dù là của Việt nam hay của nước ngoài nếu đáp ứng tốt được yêu cầu của doanh nghiệp với một giá cả hợp lý và chất lượng phù hợp, thì tên gọi không phải là yếu tố quan trọng. Chính sự tập trung vào sản phẩm mục tiêu của mình, tập trung cho vấn đề chất lượng triển khai và hậu mãi, BRAVO đã thành công vượt qua giai đoạn “bùng nổ ERP” và vẫn trung thành giữ được bản sắc riêng, quan điểm phát triển riêng của mình.
Ngã rẽ lần thứ hai
Điện toán đám mây (Computing cloud) hiện nay cũng đang là một trong những xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Thị trường Việt nam với sự dễ tính và chấp nhận thay đổi đang hòa mình một cách nhanh chóng vào xu thế này. Các hội thảo chuyên đề về điện toán đám mây được diễn ra hàng ngày và với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các tập đoàn khổng lồ trên thế giới như Microsoft, Intel, … và sự ủng hộ của giới truyền thông Việt nam làm cho bầu không khí của áp dụng điện toán đám mây vào công nghệ phần mềm đang sôi nổi hơn bao giờ hết.
Và một lần nữa, BRAVO lựa chọn một hướng đi chậm rãi, không vội vã – một hướng đi như một sự rẽ trái với xu thế. Với mục tiêu nhắm đến các phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và lớn, là các khách hàng mà việc xử lý dữ liệu một cách bảo mật, tốc độ xử lý và sự ổn định của phần mềm là những yêu cầu tối quan trọng nhất trong việc lựa chọn một sản phẩm phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thế của mình. Trong phần công bố định hướng sản phẩm đến năm 2015, BRAVO vẫn trung thành với việc tập trung vào dòng sản phẩm phần mềm quản lý tổng thế doanh nghiệp (giải pháp ERP), tập trung phát triển khả năng xử lý dữ liệu lớn (big data), đầu tư nghiên cứu khả năng chạy ứng dụng trên nền thiết bị di động (mobility). Một ngã rẽ trái chiều với thị thường.
Câu trả lời cho sự lựa chọn vẫn còn bỏ ngỏ phía trước. Tuy nhiên, về mặt khách quan, sự lựa chọn của BRAVO thể hiện quan điểm công ty luôn xây dựng một BRAVO khác biệt với các doanh nghiệp khác, nhưng luôn luôn trung thành với chính sách chất lượng và chính sách “khách hàng là trung tâm” của mình. Công nghệ có thể khác nhau tại mỗi thời điểm, nhưng mục tiêu đáp ứng được tối đa nhu cầu của Khách hàng về một sản phẩm và dịch vụ chất lượng là bất biến.
Xin mượn một trích đoạn trong một tạp chí để thay dòng kết:
“Và cuối cùng là câu chuyện diễn ra trên Phố Wall, nơi mà những cư dân của ở đây, hơn ai hết là những người hiểu nhất về bài học thế nào là sự điều tiết và thích nghi. Các hãng tài chính luôn nói “vâng, dạ, đồng ý” để ban đặc ân cho các khách hàng muốn thực hiện những giao dịch đã bị lỡ. Họ cũng nói “đồng ý” hợp tác với những khách hàng đưa ra những nghiên cứu đối địch; “đồng ý” với những kế hoạch mờ ám để lừa dối các nhà đầu tư; “đồng ý” rót vốn vào những công ty chấp thuận đi theo con đường mà họ muốn.
“Đồng ý”, “chấp thuận” là lời nói cửa miệng của họ, để rồi sau đó họ phải trả giá bằng hàng triệu đô la tiền phạt, mà trên thực tế hậu quả sẽ không đáng phải gánh chịu như vậy nếu như họ biết nhìn nhận và đánh giá chính xác giá trị thương hiệu mà họ có. Đã đến lúc họ phải xác định mình là ai? đại diện cho cái gì? Và khi nào câu trả lời đúng nhất sẽ chỉ đơn giản là “không”?
Có thể bạn quan tâm:
>> Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán ERP ở Việt Nam.
Nguyễn Đức Vy