“Phần mềm BRAVO và giải pháp tại công ty Công ty Cổ phần Thép Minh Phú” sẽ là bài viết tiếp theo, bổ sung vào kho tàng các bài viết về Kinh nghiệm triển khai mà BRAVO đã, đang và sẽ thực hiện.
1. Ngành thép Việt Nam, làm gì trước sức ép cạnh tranh?
Thép là một trong những ngành công nghiệp được nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, nhưng hiện phần lớn các doanh nghiệp (DN) ngành này vẫn thuộc loại vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước vào khoảng 30 triệu tấn/năm. Cụ thể, ở mặt hàng phôi thép là 12 triệu tấn/năm, thép cán 12 triệu tấn/năm, tôn mạ phủ màu 5 triệu tấn/năm, thép ống 3 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đang đứng đầu các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế của thị trường trong nước, nguồn cung đang vượt xa cầu. Do đó, hiện nay ngành thép mới chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất. Như vậy, nếu nói về số lượng, rõ ràng Việt Nam không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đang dư thừa công suất, đặc biệt là mặt hàng thép xây dựng.
Vấn đề đặt ra là giá thép Việt Nam cao hơn so với thép Trung Quốc nhập khẩu cùng chủng loại. Điều này, phản ánh năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành thép trong “sân chơi” hội nhập. Đánh giá về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lê Hoa – Viện Năng suất Việt Nam- chia sẻ: Hiện quy mô, trình độ công nghệ của nhiều DN còn hạn chế dẫn đến giá thành, chất lượng sản phẩm chưa thực sự cạnh tranh, hiệu suất sử dụng chưa đạt yêu cầu. Để giải quyết tận gốc những bất cập của thị trường thép Việt Nam phải xuất phát từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thép. Không chỉ áp dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất mà các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lý và vận hành của mình để nâng cao năng suất lao động, sử dụng tối đa các nguồn lực từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh.
Có rất nhiều phương án được đưa ra để giải quyết bài toán cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thép nói riêng hiện nay. Một trong những “giải pháp mang tính thời đại” đó là ứng dụng các phần mềm vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phần mềm BRAVO và giải pháp tại các công ty thép
Hiện nay, phần mềm BRAVO có 2 giải pháp đặc trưng cho ngành thép đó là:
– Phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) khi ứng dụng tại các đơn vị chuyên về SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG (Thép thanh, thép cuộn) được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành. Hệ thống được xây dựng với mục đích trợ giúp cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về quản trị và vận hành các quy trình đã xây dựng trên phần mềm. Hỗ trợ kết nối nghiệp vụ giữa các bộ phận nhằm kế thừa, kiểm soát dữ liệu phát sinh, tăng cường hiệu suất công việc và nâng cao khả năng quản trị của doanh nghiệp.
– Phần mềm BRAVO 7 (ERP-VN) khi ứng dụng tại các đơn vị chuyên về SẢN XUẤT, GIA CÔNG ỐNG THÉP được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành. Hệ thống được xây dựng với mục đích trợ giúp cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về quản trị và vận hành các quy trình đã xây dựng trên phần mềm theo cơ chế “cùng nhau phối hợp – cùng nhau chia sẻ – cùng nhau kiểm soát – cùng nhau hoàn thành” giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp nhằm cải thiện và tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Phần mềm BRAVO và giải pháp tại công ty Công ty Cổ phần Thép Minh Phú
3.1. Trước khi dùng BRAVO
Trước khi sử dụng phần mềm BRAVO, Minh Phú đa phần sử dụng phương thức thủ công để phục vụ công tác quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Các bộ phận như mua hàng, bán hàng, bộ phận kho, bộ phận sản xuất chỉ sử dụng Excel, Word, sổ sách để quản lý nghiệp vụ mà chưa có phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ. Do vậy dẫn đến một số bất cập như:
– Dữ liệu bị phân tán tại nhiều nơi và khó kiểm soát.
– Cùng một loại dữ liệu nhưng phải thực hiện lại ở nhiều bộ phận, không có tính liên kết và kế thừa gây ra tốn nhân lực và thời gian để quản lý.
– Dữ liệu thiếu tính chính xác và sẽ phải thường xuyên đối chiếu, so sánh, kiểm soát.
– …
3.2. Giải pháp của BRAVO
BRAVO cần xây dựng một hệ thống dữ liệu kết hợp giữa giải pháp dữ liệu đồng bộ và phân tán nhằm đảm bảo tính tức thời của dữ liệu (phục vụ các vấn đề kế thừa, theo dõi và quản lý dữ liệu phát sinh) và tính liên tục của dữ liệu (nhằm đảm bảo việc bán hàng và sản xuất phải liên tục khi có sự cố về kết nối, giảm độ trễ trong các giao dịch cần tính liên tục như bán hàng, nhập hàng…).
Ngoài việc kế thừa dữ liệu phát sinh trong hệ thống thì tại từng phòng ban có những nghiệp vụ riêng, độc lập và đôi khi là bảo mật với các phòng ban khác. Do đó, để người dùng thuận tiện trong việc vận hành, thao tác trên phần mềm thì BRAVO chia giao diện người dùng theo từng lớp.
3.3. Kết quả sau khi sử dụng phần mềm BRAVO
Sau khi sử dụng phần mềm, tất cả các bộ phận của Minh Phú đều được hỗ trợ tốt. Kinh doanh có thông tin chính xác, tức thời về tiến độ sản xuất, tồn kho khả dụng từ đó hỗ trợ tối ưu cho quá trình giao dịch. Bộ phận sản xuất nắm được số liệu thống kê về các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ tối đa cho quá trình điều độ, giám sát sản xuất. Kho chủ động trong công tác quản lý, điều hành kho hàng liên quan tới vật tư và thành phẩm. Kế toán giảm thiểu công tác nhập lại dữ liệu phát sinh tại các bộ phận và nâng cao vai trò kiểm soát của kế toán… Ban giám đốc luôn được cung cấp cho những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh của công ty. Từ đó dễ dàng lên các báo cáo so sánh, đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Để có được những thành quả đó, cán bộ triển khai của BRAVO ĐN thực hiện dự án này đã không ngừng nỗ lực thực hiện, hỗ trợ khách hàng tốt. Thành quả đó cũng đã được Ban lãnh đạo ghi nhận và khen thưởng.
Có thể bạn quan tâm:
>> Xem đầy đủ Nội san BRAVO Focus số 25.
>> Phần mềm BRAVO bay cao cùng ngành Hàng không Việt Nam.
Trích Nội san BRAVO Focus số 25