Truyền thông và dư luận trong nước thời gian gần đây đặc biệt quan tâm tới sự kiện một thương hiệu xe ô tô “Made in Vietnam” sắp ra mắt thị trường. Thương hiệu được sản xuất trong nước, bởi một “ông lớn” là một tập đoàn hàng đầu Việt Nam, với dây chuyền và công nghệ chất lượng quốc tế, và mẫu mã cũng như chất lượng xe được kì vọng là sẽ vươn tầm đẳng cấp quốc tế. Đây thực sự là một tin vui cho người tiêu dùng cũng như thị trường xe.
Nhưng trước đó thì thị trường xe ô tô tại Việt Nam cũng đã có sự chiếm lĩnh của khá nhiều “ông lớn” khác có thương hiệu, uy tín trong nhiều năm với việc nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và phân phối đa dạng các dòng xe phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Thực tế đầu năm 2018 trở lại đây, thị trường ô tô trong nước cũng có nhiều biến động, hoạt động nhập khẩu ô tô gần như “đóng băng” do vướng rào cản chính sách, đồng nghĩa với việc các dòng xe lắp ráp trong nước chiếm ưu thế và áp đảo thị trường. Các doanh nghiệp lại càng phải thắt chặt quản lý để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc phát triển mạnh mẽ của CNTT ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội những năm gần đây cũng khiến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Sản xuất Kinh doanh Ô tô hiện nay muốn tạo lợi thế cạnh tranh cho mình thì không thể nằm ngoài xu thế đó. Nhiều đơn vị đã có sự triển khai ứng dụng giải pháp CNTT vào công tác quản trị doanh nghiệp từ khá sớm.
Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Ô tô với sự tham gia của nhiều đơn vị (Showroom, Đại lý, Trụ sở, Nhà máy, Kho) cũng như nhiều bộ phận chức năng (Tư vấn bán hàng, Sửa chữa, Điều hành, Mua hàng, Kế toán, Sản xuất…) cùng phối hợp thực hiện một chuỗi các công việc. Tuy nhiên, hoạt động của bộ phận Bán hàng là một phần có yếu tố quyết định khá quan trọng tới “chất lượng dịch vụ” của một đơn vị kinh doanh ngành này, từ đó ảnh hưởng tới “thương hiệu” của doanh nghiệp trong con mắt khách hàng. Vậy hãy cùng tìm hiểu bài toán quản lý Bán hàng tại các đơn vị Sản xuất Kinh doanh Ô tô và giải pháp phần mềm ứng dụng vào bộ phận này như thế nào nhé.
Một số nghiệp vụ đặc thù cơ bản của bộ phận Bán hàng tại các đơn vị Sản xuất – Kinh doanh Ô tô:
-
Quản lý, lưu trữ thông tin khách hàng -
Lập bảng giá bán hàng theo mặt hàng, đơn vị áp dụng (showroom, đại lý, chi nhánh, khách hàng) và thời gian áp dụng -
Quản lý quy trình từ khâu tiếp nhận yêu cầu, báo giá, đặt cọc, hợp đồng, hồ sơ, bàn giao xe… -
Theo dõi số khung, số máy xuất bán -
Theo dõi hợp đồng bảo hiểm -
Theo dõi thời hạn bảo hành của từng xe -
Quản lý hợp đồng bán phụ kiện -
Theo dõi thực hiện bán hàng và thanh toán -
Khai báo mức thưởng cho nhân viên bán hàng (theo định mức lũy tiến) và tính thưởng cho nhân viên theo thực tế (dựa vào thông tin trên hóa đơn) -
Quản lý chăm sóc khách hàng mua xe
Với bài toán đặt ra tại bộ phận Mua hàng tại các đơn vị Sản xuất Kinh doanh Ô tô, phần mềm BRAVO đã đưa ra giải pháp để xử lý theo quy trình nghiệp vụ điển hình sau:
(1) Lập bảng giá bán hàng (có ngày áp dụng bảng giá)
Khi có thay đổi về chính sách giá, người dùng lập bảng giá mới. Chương trình hỗ trợ kế thừa thông tin hàng hóa từ bảng giá cũ để nhập liệu nhanh, hỗ trợ tính toán giá mới dựa trên % so với giá hiện tại và đánh giá tỷ suất lợi nhuận.
(2) Lập báo giá gửi khách hàng sau khi nhận được yêu cầu mua hàng
Chương trình tự động kế thừa giá bán từ bảng giá hiện thời và phân quyền người dùng được phép/ không được phép điều chỉnh giá mặc định tùy theo yêu cầu quản trị.
(3) Lập hợp đồng bán/ đơn đặt hàng bán sau khi chốt được đơn giá và các điều khoản hợp đồng với khách hàng
Chương trình hỗ trợ thiết kế các mẫu in hợp đồng bán/ đơn đặt hàng bán theo mẫu của từng khách hàng. Quy trình tạo phiếu đều được duyệt qua các trạng thái để xác nhận giữa các cấp quản lý.
(4) Lập hồ sơ khách hàng chuyển cho Trung tâm Điều hành xử lý và yêu cầu tiến hành sản xuất/ lắp ráp với Nhà máy
(5) Lập hóa đơn bán hàng (kiêm phiếu xuất kho giao hàng)
(6) Lập hồ sơ xuất xưởng để bàn giao xe cho khách hàng bao gồm hóa đơn bán hàng, hợp đồng bảo hiểm…
(7) Theo dõi thực hiện bán hàng thông qua hệ thống báo cáo:
-
Báo báo theo dõi thực hiện đơn đặt hàng bán -
Báo cáo tồn kho khả dụng -
Báo cáo phân tích bán hàng -
Báo cáo công nợ phải thu theo hợp đồng, khách hàng, hạn thanh toán -
Báo cáo xe sắp hết hạn bảo hành -
Báo cáo xe sắp đến hạn bảo dưỡng -
…
Việc ứng dụng giải pháp phần mềm BRAVO cho bộ phận Tư vấn Bán hàng tại các đơn vị thuộc lĩnh vực này đã phát huy được những hiệu quả như:
-
Phòng kinh doanh luôn có thông tin chính xác, tức thời về tiến độ sản xuất, tồn kho khả dụng giúp hỗ trợ tối ưu cho quá trình giao dịch, đàm phán với khách hàng. -
Cập nhật và truy xuất kịp thời thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, tình trạng xe để phản hồi khách hàng. -
Việc đồng nhất tên gọi và quy cách cho sản phẩm trên toàn hệ thống giúp đảm bảo tính chính xác trong giao dịch về bán, xuất, nhập hàng trong toàn hệ thống.
Với những tính năng được ứng dụng hiệu quả đáp ứng được bài toán quản lý không chỉ cho bộ phận Bán hàng mà còn nhiều bộ phận khác như Mua hàng, Sản xuất, Kế toán…, đã có nhiều đơn vị trong nước thuộc lĩnh vực Sản xuất – Kinh doanh ô tô tin tưởng sử dụng phần mềm BRAVO trong nhiều năm qua có thể kể đến như:
-
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) -
Tổng công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn (SAMCO) -
Công ty TNHH Hino Motors Việt Nam -
Công ty Cổ phần Ô tô Huyndai Thành Công -
Công ty Cổ phần Toyota Vũng Tàu -
Công ty Cổ phần Ô tô Vận Hội Mới -
Công ty Cổ phần Ô tô Đô Thành -
Công ty Cổ phần Toyota An Sương -
…
Có thể bạn quan tâm:
>> Quản lý bán hàng và ứng dụng phần mềm tại công ty dược phẩm.
>> Xem đầy đủ Nội san BRAVO Focus số 33.
Trích Nội san BRAVO Focus số 33