Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong số 4 loại báo cáo quan trọng của Báo cáo tài chính và doanh nghiệp phải thiết lập định kỳ. Tuy nhiên việc lập báo cáo lưu chuyển tiền không phải đơn giản, yêu cầu người lập phải có trình độ nghiệp vụ phải bao quát và kinh nghiệm. Bài viết xin chia sẻ toàn bộ các kiến thức cần biết liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cách lập cụ thể, chi tiết và chính xác nhất theo quy định để bạn đọc có thể tham khảo.
1. Khái niệm báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tên tiếng Anh là Cash Flow Statement. Đây là một tài liệu phản ánh đầy đủ và minh bạch tình hình thu, chi và dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn thể hiện để người xem thấy rõ sự thay đổi của tài sản và khả năng chuyển đổi tiền tệ từ các nguồn tài sản đó. Đối tác cũng như nhà đầu tư có thể nhìn nhận được tiền của doanh nghiệp đang ở đâu, đến từ đâu và chi tiêu ra sao.
2. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đặc biệt hỗ trợ tới các đối tượng sử dụng là chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hoặc các đối tác nhà cung cấp.
-
Báo cáo trợ giúp các đối tượng sử dụng có thể đánh giá về năng lực tài chính, chi trả công nợ, cổ tức của doanh nghiệp trong tương lai. -
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ chi tiết và cụ thể tới từng nội dung. Từ đó để đưa ra những phương hướng chiến lược phù hợp và đúng đắn cho các kế hoạch khác.
3. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong số các báo cáo quan trọng bởi vậy người lập cần tuân thủ một số quy tắc sau:
-
Báo cáo phải lập và trình bày theo đúng bản chất giao dịch và quy định của chuẩn mực kế toán. -
Các luồng tiền được trình bày bám sát theo 3 loại sau: Luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh; luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư; luồng tiền liên quan đến hoạt động tài chính. -
Các luồng tiền phát sinh theo giao dịch ngoại tệ phải được quy đổi ra loại tiền được sử dụng để ghi sổ kế toán. -
Những giao dịch liên quan đến đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hoặc các khoản tương đương tiền thì sẽ không được kê khai và trình bày trong báo cáo. -
Ngoài ra sẽ có nhiều tình huống phát sinh khác liên quan đến từng lĩnh vực ngành nghề hoặc trường hợp cụ thể thì người lập cần phải tìm hiểu quy tắc xử lý cho đúng theo quy định.
4. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ căn cứ vào các tài liệu kèm theo như sau:
-
Bảng cân đối kế toán cùng kỳ -
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cùng kỳ -
Bản thuyết minh báo cáo tài chính cùng kỳ -
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước; -
Sổ chi tiết tài khoản và các tài liệu kế toán trong doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách đọc Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
5. Các cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
5.1. Lập báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
-
Khoản tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01)
Đây là khoản tiền được thu trong kỳ từ các hoạt động bán và cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền bản quyền, phí, lệ phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác. Hoặc tiền thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến các hoạt động này. Cụ thể được ghi nhận từ các tài khoản 111, 112 trên sổ chi tiết. Các đối ứng thường gặp của khoản tiền này thường là các tài khoản 511, 33311, 131, 121.
-
Khoản tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (Mã số 02)
Bao gồm các khoản thanh toán hoặc ứng trước khi mua sắm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh; Ngoài ra đó có thể là các chi trả mua chứng khoán kinh doanh và những khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động này. Khoan tiền này được ghi nhận cụ thể từ tài khoản 111, 112 trên sổ chi tiết. Các đối ứng thường gặp gồm có tài khoản: 121, 152, 153, 154, 156, 621, 622, 627, 641, 642, 331.
-
Khoản tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03)
Là các khoản chi trả hoặc tạm ứng liên quan đến người tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng. Khoản chi này được lấy từ tài khoản 111, 112 trên sổ chi tiết với đối ứng thường gặp là 334.
-
Khoản chi trả tiền lãi vay (Mã số 04)
Tiền lãi vay đã trả bao gồm: khoản tiền lãi vay phát sinh trong kỳ hoặc các kỳ trước nhưng phải trả trong kỳ này; khoản tiền lãi vay phải trả trước trong kỳ. Chi tiết số tiền được lấy từ các tài khoản 111, 112, 113 với đối ứng thường gặp là các tài khoản 335, 635, 242 và một số tài khoản liên quan khác trong sổ chi tiết.
-
Khoản Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (mã số 05)
Bao gồm số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ có thể của kỳ này hoặc khoản nợ từ các kỳ trước phải trả trong kỳ hoặc những khoản tiền thuế phải nộp trước phát sinh trong kỳ. Chi tiết số tiền được lấy từ Tài khoản 111, 112, 113 với đối ứng thường gặp là TK 3334.
-
Khoản Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06)
Là các khoản tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh không được nêu ra ở Mã số 01. Các tài khoản thể hiện là 111, 112 có các đối ứng thường gặp là TK 711, 133, 141, 244 và sổ kế toán các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo cáo.
-
Khoản Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07)
Là các khoản phải chi khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và không được phản ảnh ở các khoản mã số 02, 03, 04, 05. Số tiền chi tiết được lấy tại các TK 111, 112, 113 với đối ứng thường gặp là TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356 và các Tài khoản liên quan khác.
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20)
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh phản ánh số tiền chênh lệch từ hoạt động thu vào và chi ra phát sinh trong kỳ. Công thức tính như sau:
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07
5.2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
-
Khoản Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21)
Khoản tiền này lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113 với các đối ứng thường gặp là TK 3411, 331, 211, 213, 217, 241
-
Khoản tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 22)
Đây là số tiền chênh lệch giữ những khoản thu và chi trong việc thanh lý nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. Khoản thu này được lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp gồm: Bên có TK 711, 5117, 131 (số thu) ; Bên nợ TK 632, 811 (số chi)
-
Khoản Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23)
Bao gồm các khoản tiền sau: Tiền gửi vào ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng; Tiền cho bên khác vay; Tiền chi của bên mua trong giao dịch mua bán trái phiếu và REPO chứng khoán; Tiền chi mua của các công cụ nợ của đơn vị khác. Khoản tiền này được lấy từ các tài khoản 111, 112, 114 trên sổ kế toán. Đối ứng thường gặp có TK 128, 171.
-
Khoản Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24)
Bao gồm các khoản tiền sau: Tiền Rút gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng; Tiền thu của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; Tiền thu hồi lại gốc đã cho vay, gốc trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả và các công cụ nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Khoản này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp là TK 128, 171.
-
Khoản Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 26)
Số tiền đã thu hồi do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền thu nợ phải thu bán công cụ vốn từ kỳ trước). Khoản tiền này được lấy từ sổ chi tiết với các tài khoản 111, 112, 113 và các đối ứng thường gặp là TK 221, 222, 2281, 131.
-
Khoản Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27)
Là khoản tiền được lấy từ sổ chi tiết các tài khoản 111, 112 với đối ứng thường gặp là TK 515
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30)
Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ. Công thức tính như sau
Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27
5.3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
-
Khoản Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu – Mã số 31
Khoản tiền này lấy từ các TK 111, 112, 113 trên sổ chi tiết và đối ứng thường gặp là TK 411
-
Khoản Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành – Mã số 32
Khoản tiền này lấy từ các TK 111, 112, 113 trên sổ chi tiết và đối ứng TK 411, 419.
-
Khoản Tiền thu từ đi vay – Mã số 33
Khoản tiền này được tính kể cả hoạt động vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi kèm điều kiện bắt buộc người phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Khoản tiền này lấy từ các TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các tài khoản khác có liên quan.
-
Khoản Tiền trả nợ gốc vay – Mã số 34
Khoản tiền trả nợ gốc vay không bao gồm các khoản trả gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc chuyển nợ vay thành vốn góp. Số tiền được lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp : TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112.
-
Khoản Tiền trả nợ gốc thuê tài chính – Mã số 35
Chỉ liêu lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp : TK 3412 trong kỳ báo cáo.
-
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu – Mã số 36
Chỉ tiêu lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113. Đối ứng thường gặp : TK 421, 338.
-
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính – Mã số 40
Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ. Công thức tính như sau:
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36
>>> Xem thêm: Phân hệ phần mềm Quản lý Tài chính – Kế toán quản trị

Chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn.