Gần đây, nhiều người dùng Facebook vô cùng hào hứng trước ứng dụng FaceApp. Họ thích thú, trải nghiệm, và chia sẻ những hình ảnh “già hóa” của mình lên mạng xã hội này… Thế nhưng, đằng sau đấy liệu có tiềm ẩn những bất cập nào, các chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo đáng lưu tâm.
Những ngày này, trên mạng xã hội Facebook, người dùng đang đua nhau chia sẻ những bức hình cho thấy chân dung tuổi già của họ được tạo ra bởi FaceApp. Ứng dụng này là sản phẩm được phát triển bởi một Startup của Nga có tên Wireless Lab. FaceApp vận hành bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để điều chỉnh các bức ảnh được tải lên hệ thống.
Thời điểm hiện tại, lượt tải FaceApp trên Google Play đã đạt hơn 100 triệu người tải. Với nền tảng iOS, ứng dụng này cũng đang được xếp hạng hàng đầu trên App Store tại 121 quốc gia.
>> Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay.
Những mối nguy hại tiềm ẩn khi dùng FaceApp?
Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau trò vui này, các chuyên gia cũng cảnh báo người dùng một số nguy cơ mà chúng ta không lường hết. Hiểu đơn giản, khi sử dụng FaceApp, người dùng đã trao cho ứng dụng quyền truy cập vào nhiều “ngóc ngách” trong smartphone của mình từ hình ảnh, danh sách liên hệ, thông tin, lịch sử tìm kiếm, những địa điểm đã định vị…
Theo The Verge, các chuyên gia an ninh mạng đã nhiều lần cảnh báo về những ứng dụng thú vị, tưởng như vô hại thế này có thể để lại nhiều hậu quả khó lường. David Shipley – một chuyên gia đến từ hãng bảo mật Beaurceron Security cho rằng, không như lời quảng bá là “miễn phí”, cái giá thực sự mà bạn phải đánh đổi cho FaceApp là thông tin của chính mình… “Ảnh chân dung của bạn có thể được dùng để nhận diện bạn và mở khóa những thứ như smartphone và nhiều thứ khác, và bạn muốn đảm bảo danh tính của mình được bảo vệ an toàn chứ?”, David Shipley đưa ra lời cảnh báo.
Đó là chưa lường tới các “kịch bản” khác như kẻ xấu có thể sử dụng hình ảnh khai thác được từ người dùng, để tạo ra những hồ sơ giả mạo trên mạng xã hội, rồi thực hiện các hoạt động lừa đảo, trục lợi. Bên cạnh đó, trên điện thoai, FaceApp còn truy cập vào Siri và Tìm kiếm…, nên thậm chí khi người dùng không sử dụng FaceApp, thì nó cũng đang “sử dụng” họ.
Sau khi đồng ý với điều khoản sử dụng ứng dụng, tất cả dữ liệu mà FaceApp thu thập được sẽ được lưu về máy chủ Amazon (ở Mỹ). Sau đó, quyền sử dụng dữ liệu cũng là do FaceApp toàn quyền quyết định.
Vừa qua, một số vụ tấn công tài khoản người dùng đã xảy ra, đặc biệt trên điện thoại Android, sử dụng ID nhận diện khuôn mặt. Các chuyên gia bảo mật cho rằng: cách tốt nhất để bảo vệ dữ liệu cá nhân là người dùng phải kiểm tra kỹ các điều khoản sử dụng trước khi đồng ý tải về những loại ứng dụng tương tự này.
Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer, The Jerusalem Post gần đây đã yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên bang và FBI và mở cuộc điều tra về an ninh, quyền riêng tư quốc gia đối với doanh nghiệp cung cấp ứng dụng này. Ông Chuck Schumer đã đăng tải yêu cầu của mình lên trang Twitter cá nhân.
FaceApp được Wireless Lab, một startup của Nga phát triển. App sử dụng trí thông minh nhân tạo AI để điều chỉnh các bức ảnh được tải lên hệ thống. Ứng dụng đã lan truyền trong một hai tuần gần đây sau khi những người nổi tiếng và người dùng khác bắt đầu đăng những bức ảnh được chỉnh sửa từ ứng dụng lên phương tiện truyền thông xã hội.
Có thể bạn quan tâm:
>> Mở máy tính Windows 10 chỉ với cảm biến vân tay trên smartphone Android
Theo Doanh nhân Sài Gòn