Nhận định về Xu hướng chuỗi cung ứng 2018


Năm 2018, các xu hướng chuỗi cung ứng sẽ là sự tiếp diễn của năm 2017 với ảnh hưởng rõ rệt hơn tới thị trường Đông Nam Á như Việt Nam. (theo công bố Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của CEL Consulting)



Hầu hết khâu sản xuất tại nhà máy sữa của Vinamilk tại Bình Dương sử dụng robot (Ảnh: Internet)


Doanh nghiệp linh hoạt sử dụng Robot trong sản xuất


Trong năm 2017, nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công robot và đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo. Robot được ứng dụng để thay thế con người trong các lĩnh vực như logistics, bán hàng, dịch vụ khách hàng… và sẽ tiếp tục được phát triển linh hoạt hơn để phục vụ nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Ý kiến được đưa ra bởi ông Julien Brun, Tổng Giám Đốc công ty CEL Consulting (CEL Consulting).


Việc ứng dụng robot giúp doanh nghiệp nâng cao và ổn định năng suất, giảm chi phí overhead và giảm giá thành sản phẩm cho người tiêu dùng. Cụ thể, Amazon, Target và Walmart: sử dụng robot để vận hành nhà kho, trung tâm khai thác thương mại điện tử (TMĐT); Adidas, Nissan, Shiseido, Zara: sử dụng robot để sản xuất hàng hóa; Lowe’s, Macy’s, Pizza Hut, Marriott Hotels: sử dụng robot cung cấp dịch vụ khách hàng; Nestle: sử dụng robot bán hàng; Fidelity Investments: sử dụng robot để tư vấn tài chính.


Nhà máy Apple, Samsung và Foxconn tại Trung Quốc cắt giảm 60.000 lao động nhờ ứng dụng robot.  


Theo CEL Consulting, xu hướng “robot-hóa” có thể sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nhanh hơn ta tưởng.  Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu hành động “kế hoạch robot 5 năm” với định hướng đưa quốc gia này thành một cường quốc ứng dụng và sản xuất robot hàng đầu thế giới. Hiện, Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 1/3 tổng số robot được sử dụng trên toàn thế giới và tăng trưởng mỗi năm khoảng 30%, quốc gia này cũng được dự báo sẽ tiêu thụ khoảng 40% sản lượng robot toàn cầu vào năm 2019.


Bên cạnh đó, trong năm 2018, xu hướng đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á. Các chuyên gia trong ngành Tài chính Ngân hàng cho biết trong 3 năm tới, xu hướng thay thế con người bằng trí tuệ nhân tạo sẽ diễn ra rất nhanh. 


Trong năm 2017, chuỗi cung ứng bền vững thân thiện với môi trường đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của các tập đoàn trên thế giới. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2018 cho dù có sự tham gia của Mỹ hay không. Trung Quốc cũng nhìn thấy cơ hội trở thành một cường quốc cung cấp năng lượng sạch và dự kiến sẽ đầu tư khoảng 360 tỷ USD từ nay cho đến năm 2020 cho năng lượng sạch.


Ứng dụng dịch vụ Logistics đa kênh 


Các doanh nghiệp hiện đang quan tâm đầu tư thử nghiệm mô hình đa kênh (omni-channel), với đặc điểm cho phép phối hợp các kênh bán hàng một cách thống nhất, tăng độ phủ sóng thương hiệu và nâng cao dịch vụ khách hàng. Walmart và Amazon là hai ví dụ điển hình trên quốc tế, tại Việt Nam, một số doanh nghiệp sản xuất lẫn bán lẻ lớn cũng đang từng bước thử nghiệm đa kênh với các trang TMĐT của riêng mình như Vinamilk (www.giacmosuaviet.com), Lotte Mart (www.lotte.vn, và đội ngũ giao hàng Lotte Express), Saigon Co.op (www.coophomeshopping.com).


Xu hướng vừa là cơ hội, đồng thời thách thức đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong năm 2018. Đó là khả năng cung cấp giải pháp logistics đa kênh.


Khi các doanh nghiệp SX và bán lẻ lớn đang triển khai TMĐT, các đơn vị Logistics cũng sẽ được yêu cầu phải thúc đẩy mức độ số hóa của mình cho phép cung cấp thông tin giá vận chuyển tức thì, tổng hợp và tổ chức đơn hàng vận chuyển nhanh hơn và tính toán cung đường vận chuyển hiệu quả hơn bằng hệ thống quản lý vận tải TMS.


Trong tương lai, các nhà cung cấp hệ thống quản lý vận tải có thể sẽ phát triển “TMS-as-a-Service” cho phép doanh nghiệp ứng dụng TMS thông qua nền tảng Web để tận dụng năng lực phân tích và dự báo. Cùng với đó, một thách thức khác cho việc cung cấp giải pháp logistics đa kênh đó là Reverse Logistics cho sản phẩm đổi trả, bảo hành.


Cùng với đó là xu hướng về an ninh mạng sẽ tiếp tục đòi hỏi lời giải đáp. Tuy nhiên, những rủi ro về an ninh mạng vẫn không thể ngăn được xu hướng đưa hệ thống ERP lên “đám mây” (cloud). Việc đưa ERP lên đám mây cho phép doanh nghiệp loại bỏ thời gian chờ đợi cập nhật cơ sở dữ liệu, quản lý toàn diện các hệ thống IT trên cùng một nền tảng, và giảm chi phí duy trì một bộ phận IT. Vì vậy việc cải thiện an ninh mạng để giảm mối lo cho các doanh nghiệp sử dụng ERP là một trong những điểm nhấn của năm 2018.


Nhà sản xuất sử dụng Crowdsourcing – một trong những xu hướng mới trong ngành sản xuất để tìm ý tưởng mới; Nhà sản xuất hiện đang có xu hướng rút ngắn dòng đời sản phẩm, và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2018. Việc rút ngắn dòng đời của sản phẩm cho phép doanh nghiệp thường xuyên đưa ra những sản phẩm mới bắt kịp với thị hiếu của người tiêu dùng…


>> Người Việt đưa ngoại tệ của mình ra nước ngoài bằng cách nào?


Theo Báo Hải quan

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng