Vinatex đã sẵn sàng cho ngày lên sàn chứng khoán UPCoM


 “Ông lớn” của ngành dệt may Việt Nam – Vinatex đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng cho ngày lên sàn UPCoM trong đầu năm 2017.


Trong ngày 22/12/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có Quyết định số 871/QĐ-SGDHN về việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex). Theo đó, ngày 03/01/2017 tới đây, 500 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam sẽ chính thức lên sàn UPCoM với mã chứng khoán VGT, giá tham chiếu là 13.500 đồng/cổ phiếu tương ứng mức vốn hóa thị trường là 6.750 tỷ đồng. (Nguồn: www.vinatex.com)


Với sự chuẩn bị chu đáo cho ngày lên sàn đầu tiên này, cổ phiếu của Vinatex cũng đang được kỳ vọng sẽ “hot” như May Việt Tiến.


Quy mô hoạt động và sở hữu một quỹ đất lớn


Lần đầu thực hiện IPO vào năm 2014, với tổng số vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, trong cơ cấu vốn của Vinatex gồm có: 2 nhà đầu tư chiến lược là Vingroup (sở hữu 10%) và CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam – VID Group (sở hữu 14%); Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 54%.


Đến ngày 30/09/2016, Vinatex có 54 công ty con và 36 công ty liên doanh, liên kết. Các công ty liên doanh, liên kết của Vinatex là các đơn vị có đóng góp lớn đến lợi nhuận hàng năm của Tập đoàn. (Nguồn: Thuyết minh BCTC hợp nhất Quý 3, năm 2016 của Tập đoàn)


Quỹ đất lớn với tổng diện tích gần 550.000 m2 mà tập đoàn đang sở hữu (Vinatex trực tiếp sử dụng 92.667 m2, còn lại do các đơn vị thành viên quản lý), được xem là một trong các yếu tố hấp dẫn của Vinatex đối với giới đầu tư trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2014. 


Đầu tư tài chính thu lợi nhuận sau thuế cao


Tuy lỗ từ hoạt động kinh doanh trong 2 năm (2014 và 2015), nhưng nhờ có hơn 350 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động tài chính mỗi năm, nên Công ty mẹ Vinatex vẫn lãi sau thuế lần lượt 266 và 260 tỷ đồng.


Đối với kết quả kinh doanh hợp nhất, lợi nhuận của Vinatex phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động của các công ty liên doanh, liên kết. 6 tháng đầu năm 2016, Vinatex đạt doanh thu 7.111 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 303 tỷ đồng, trong đó lãi từ công ty liên doanh, liên kết là 257 tỷ đồng. Trong năm 2016, Vinatex đặt kế hoạch doanh thu 16.560,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 646,8 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 6% (cổ tức năm 2015 là 5%). 


Định hướng lộ trình hoạt động rõ ràng


Được ví như là “ông lớn” của ngành dệt may Việt Nam, Vinatex có các yếu tố cần thiết để xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Định hướng của Vinatex là chuyển đổi mô hình sản xuất từ phương thức sản xuất cắt và may gia công (CMT) lên phương thức sản xuất trọn gói (FOB) và tiến lên phương thức sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) nhằm đạt được biên lợi nhuận tốt hơn; phấn đấu đưa tỷ lệ FOB lên 60% và ODM lên 20% vào năm 2020.


Trong năm 2016, Vinatex thành lập Tổng công ty Dệt may Miền Bắc (12/04/2016) và Tổng công ty Dệt may Miền Nam (23/04/2016). Đây là những tổng công ty có quy mô lớn, là nguồn lực sản xuất cốt lõi do Tập đoàn chi phối, thực hiện chuỗi liên kết sợi – dệt nhuộm – may cho từng vùng, miền để tạo giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu của các FTA như quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi trong TPP, quy tắc xuất xứ từ vải trở đi trong EVFTA.


Về hoạt động phân phối sản phẩm, Tập đoàn dự định xây dựng mạng lưới khác phù hợp với chiến lược phát triển thị trường nội địa. (Theo Báo Đầu tư chứng khoán)



BRAVO tự hào là doanh nghiệp đồng hành cung cấp phần mềm BRAVO 7 cho Vinatex từ năm 2013 tới nay. Một trong những phân hệ quan trọng nhất của phần mềm BRAVO tại Vinatex là phục vụ cho công tác kế toán tại Tập đoàn. Tới thời điểm hiện tại, phần mềm BRAVO không chỉ được sử dụng tại văn phòng tập đoàn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà còn được sử dụng tại: Xí nghiệp May VINATEX Quảng Ngãi, Trung tâm Xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nối, Nhà máy Sợi Phú Hưng cùng nhiều đơn vị thành viên khác.


Bên cạnh những tính năng cơ bản sử dụng cho kế toán, phần mềm BRAVO khi triển khai tại VINATEX còn đáp ứng nhiều bài toán quản lý của các bộ phận khác với những tính năng nổi bật như: Sử dụng điện thoại để xem các báo cáo qua mạng Internet (Web Report), quản lý công văn giấy tờ, quản lý tiến độ công trình (sử dụng cho Phòng Đầu tư xây dựng cơ bản), quản lý đơn vị cấp 1, cấp 2, cấp 3, quản lý nhân sự tại Nhà máy Sợi Phú Hưng.


Được tin tưởng, tín nhiệm lựa chọn là người bạn đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp, đây không chỉ là niềm tự hào, đồng thời tạo động lực lớn để BRAVO ngày một hoàn thiện mình.


Xem thêm bài liên quan:


>> Giải pháp BRAVO 7 đồng hành phát triển cùng ACV.


Yến TTN tổng hợp


Theo vinatex.com/ Báo Đầu tư chứng khoán

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng