TẠO USB KHỞI ĐỘNG
Vào một ngày đẹp trời kiểu như thứ 6 ngày 13 cái USB thân thương vẫn dùng để boot và cài Win lại không thể khởi động được, người nông dân có thể làm theo mấy bước vớ vỉn này. Biết đâu không phải quăng USB vào sọt rác
– Cắm USB vào máy tính (tất nhiên rồi)
– Mở cửa sổ “Command Prompt” với quyền administrator. Dễ nhất là nhấn tổ hợp phím Windows+R rồi gõ CMD.
– Gõ diskpart. Để chạy chương trình diskpart, chọn Yes nếu User control account có hỏi xác nhận về cho phép chạy chương trình diskpart.
– Một giao diện dòng lệnh sẽ xuất hiện, để biết số hiệu của đĩa ta gõ list disk, (tất nhiên phải nhấn phím ENTER). Lệnh list disk sẽ hiển thị tất cả các đĩa có trong máy. Ghi nhớ số hiệu của usb (thông thường sẽ là 1, vì 0 có lẽ đã dành cho ổ cứng).
– Tại dấu nhắc, gõ select disk <X>, với X là số hiệu của USB, ví dụ select disk 1.
– Gõ clean, và bấm ENTER. Lệnh này sẽ xóa sạch sành xanh mọi dữ liệu ở USB (chả có gì phải tiếc nhỉ?).
– Để tạo “primary partition” trên USB, gõ create part pri, và lại bấm ENTER.
– Để chọn partition mà ta vừa tạo, gõ select part 1, và rồi lại bấm ENTER.
– Để format cái partition đó, gõ format fs=ntfs quick, và tất nhiên phải có phím ENTER đi kèm.
– Lưu ý: Nếu platform của máy chủ có hỗ trợ “Unified Extensible Firmware Interface” (UEFI), ta có thể format USB với khuôn dạng FAT32 thay cho NTFS. Để format cái partition dưới dạng FAT32, gõ format fs=fat32 quick.
– Gõ active, và thêm ENTER.
– Gõ exit, và bấm ENTER để thoát khỏi diskpart.
– Hãy thử và tận hưởng cái USB nhé. Nếu chả may không được thì có thể tặng tớ USB để thử cách khác. Bọn M$ viết cái quái gì mà mình đọc cũng chả thấy liên quan, nên thôi không dịch câu gốc “When you finish preparing your custom image, save it to the root of the USB flash drive”.
KINH NGHỆM TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1. Danh mục
Vướng mắc thường gặp
Rất lưu ý đến phần thống nhất danh mục khi triển khai nhiều phòng ban để thống nhất mã chung, phân công rõ ràng về việc tạo mã (Vấn đề này tưởng chừng đơn giản nhưng lại mất rất nhiều thời gian trong quá trình triển khai). Cần lưu ý đến vấn đề hợp đồng làm theo từng giai đoạn mà không thống nhất vấn đề danh mục ngay từ đầu dẫn đến việc giai đoạn sau chỉnh sửa lại gặp nhiều khó khăn dẫn đến “bế tắc”.
Danh mục vật tư, sản phẩm: khi làm phần giai đoạn 1, phòng kế toán thực hiện đặt mã các BTP, TP, vật tư theo nhu cầu quản lý của phòng kế toán. Vấn đề này không gặp khó khăn gì trong quá trình triển khai giai đoạn 1. Đến giai đoạn 2 triển khai các bộ phận khác như mua bán, kế hoạch, thống kê sản xuất lúc này các mã vật tư của các bộ phận này cần chi tiết hơn so với các mã của phòng kế toán. Vậy giờ phải làm sao đây LN [. Một vấn đề khác tôi cũng hay thường gặp khi triển khai các doanh nghiệp Việt với sự thống nhất giữa các bộ phận cũng khó khăn nên thường muốn bộ phận của mình chỉ cần quản lý mã vật tư đến mức này còn bộ phận khác chi tiết hơn thì cũng không cần quan tâm và đặt ra cho nhà cung cấp giải pháp phần mềm làm sao phải làm thế được M.
Danh mục định mức sản phẩm (Cấu trúc sản phẩm): (Danh mục này mình ư đã có vấn đề) Danh mục này chỉ đáp ứng để tính giá thành chứ hỗ trợ không nhiều cho các bộ phận phòng ban khác. Tôi đã làm một số doanh nghiệp, phần định mức này người ta thường cấu trúc sản phẩm mô tả chi tiết của một sản phẩm cần có những gì: Các bán thành phẩm mô tả theo dạng hình cây, mô tả cần những bậc thợ nào làm và mất bao nhiêu thời gian (mô tả theo từng nguyên công thực hiện), đơn giá của sản phẩm để xác định lương, mô tả làm ở những loại máy móc gì. Tùy vào nhu cầu bài toán mà cấu trúc sản phẩm này có thể là danh mục định mức của BRAVO. Đối với một số doanh nghiệp lớn để cập nhật phần định mức cấu trúc sản phẩm này mất hơn 2 tháng (2 tháng là cả sự nỗ lực của doanh nghiệp được chỉ đạo trực tiếp từ tổng giám đốc xuống đến từng người có trách nhiệm cập nhật số liệu S).
Số lượng bản ghi trong danh mục: Phần này rất cần lưu ý vì trong quá trình thực hiện để đáp ứng nhiều bài toán chi tiết danh mục có thể lên đến rất nhiều. Vậy khi đó giải pháp đưa ra cần khuyến cáo cho khách hàng biết được để khách hàng lựa chọn. Tôi xin kể câu chuyện trong quá trình triển khai mà tôi gặp khi đi khảo sát một doanh nghiệp có nhiều nhà máy và phần tôi khảo sát là phần lương sản phẩm. Đi đến nhà máy nào các giám đốc nhà máy cũng như Tổng giám đốc đều có mong muốn làm thế nào để có thể tính lương sản phẩm đến từng sản lượng của từng cá nhân, một mong muốn rất sát thực và sẽ đẩy năng suất lao động của từng công nhân tăng cao. Dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác để phân tích mặt lợi mặt hại của sự mong muốn này. Gặp bài toán này tôi rất mong muốn làm sao có thể thực hiện đưa vào phần mềm để áp dụng thực tế vào doanh nghiệp. Sau khi khảo sát xong nếu làm bài toán này với quy trình công nghệ sản xuất chắc số lượng bản ghi trong danh mục vật tư khoảng 320,000 bản ghi và làm sao để thống kê sản lượng của từng công nhân và còn rất nhiều yếu tố khác. Đội dự án chúng tôi đã ngồi họp trao đổi với tổng giám đốc về bài toán này. Tôi cũng nói “Với bài toán nêu trên nguyên lý có thể làm được nhưng anh cần cân nhắc về nguồn lực bên mình có khả năng làm được đến chi tiết như vậy không” và phần này tổng giám đốc cũng hỏi các lãnh đạo những mong muốn và xác định có làm được bài toán đặt ra hay không và đưa ra quyết định “Hiện nay chưa thể làm được nhưng yêu cầu bên phần mềm làm tính năng mở để khi doanh nghiệp thay đổi dần dần để đạt được mong muốn đặt ra”. Những mong muốn của khách hàng luôn luôn đáng để ghi nhận J.
Giải quyết vướng mắc
Sau khi đã khảo sát xác định cần thống nhất danh mục và cách đặt mã cần họp các bộ phận cùng đưa ra hướng giải quyết. Nếu ở mức bộ phận không thống nhất được cần cấp cao hơn để xử lý dứt điểm, phần này tôi thường hay gọi “Đầu xuôi đuôi mới lọt” J.
2. Phần quy trình thực hiện các chứng từ
Vướng mắc thường gặp
Khẩu hiệu thực hiện theo quy trình có thể được treo ở đâu đó hoặc được mọi người đều đã thấm nhuần nhưng thực hiện có đúng theo quy trình hay không thì nhìn vào thực tế mới biết được J. Thường hay vướng mắc giữa bộ phận này với các bộ phận khác. Phần này tôi hay nhớ câu châm ngôn “Việc ông ông làm, việc tôi tôi làm” – cái sự gắn kết nhìn thấy được ở hầu hết doanh nghiệp nhà nước và dĩ nhiên cũng không loại trừ các doanh nghiệp khác. Việc khảo sát quy trình thì rất dễ đã có văn bản đầy đủ nhưng cần khảo sát chi tiết việc luân chuyển giữa các bộ phận, quy trình kiểm duyệt của các bộ phận, dữ liệu của bộ phận này là thông tin bộ phận kia sau đó cần xác định phạm vi quy trình này đưa vào hệ thống phần mềm cần đưa vào những phần nào việc này lại cần thống nhất với khách hàng. Tôi đã làm các hợp đồng liên quan đến nhiều phòng ban nhưng một bộ phận nào đó phải xác định thêm một thông tin nào đó để là dữ liệu cho các bộ phận khác khai thác nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt và sự quyết tâm thực hiện cùng một hệ thống phần mềm thì các bài toán liên phòng ban thường bị “tắc” và dẫn đến các bài toán liên quan cũng “tắc”.
Đối với bộ phận thống kê sản xuất và bộ phận kế toán sẽ có sự khác biệt nhau về mã sản phẩm. Sản xuất thường mong muốn thống kê các sản phẩm xác định lương cho CBNV còn bộ phận kế toán thích thống kê sản phẩm xác định giá thành. (Không biết các bác triển khai đã gặp cái này chưa còn dĩ nhiên em phải nghĩ cách để em xử và khi xử vụ này em cũng phải cân nhắc về lượng chứng từ phát sinh xảy ra tại các tổ).
Giải quyết vướng mắc
“Tắc” phải luôn đặt ra câu hỏi “tắc” do đâu? Làm sao để thông được đây? Thời gian xử lý vụ “tắc” này bao lâu? Nếu các nguyên nhân nằm ở phía các bộ phận của khách hàng mà khách hàng tự xử được thì quả là “đời vẫn đẹp sao và tình yêu…” nhưng tôi thường thấy để xử lý vụ này luôn nhớ một điều “Mọi con đường đều dẫn đến anh”. Anh là ai? Xin thưa anh là người cao nhất trong doanh nghiệp là tốt nhất nếu không anh là người chủ dự án.
“Tắc” thuộc về bên Bravo cần phải đặt ra các câu hỏi như trên và thực hiện như thế nào tùy thuộc vào người quản lý dự án.
Tôi đã đi xử lý “một vài vụ tắc” mà có những vụ tôi không thể xử “những vụ đeo đẳng đến giờ” J và dĩ nhiên cuối cùng vẫn phải nhờ đến câu “Mọi con đường đều dẫn đến anh (Mr Hùng)”.
3. Ban quản lý dự án
Chọn người thực hiện dự án.
Xác định trưởng dự án: Đối với Bravo chọn tướng tiên phong luôn là một điều khó khăn khi đi đánh trận và người trưởng dự án này làm sao phải văn võ song toàn J “Nhưng thực tế dự án không ít mà tướng thì bao nhiêu?”, nhiều lúc phải hi sinh ở mặt trận này để giải nguy cho mặt trận khác. Mỗi người Trưởng dự án có cách xử lý khác nhau nhưng phải xác định rõ mục tiêu xử lý của mình.
Đối với khách hàng: Phần trưởng ban dự án quản lý phần thực hiện phần mềm với dự án lớn cũng rất khó khăn, những dự án tôi triển khai được thành công đa phần trưởng dự án là “Tổng Giám Đốc” và tôi đã thất bại rất nhiều dự án mà là một người khác làm trưởng dự án (Không phải Tổng Giám Đốc). Nhiều thất bại quá nên khi thực hiện luôn nhớ một câu mà CTHĐQT Bravo đã nói “Ai là khách hàng” – một yếu tố quan trọng để biết “Mọi con đường đều đến với anh”. Việc cơ chế cho Trưởng dự án nên trao đổi với khách hàng để nếu có các mâu thuẫn giữa các bộ phận người này “xử lý” được và trưởng dự án này luôn bám sát tiến độ của dự án.
Nhân sự thực hiện dự án: Bravo: Cần xác định số lượng nhân sự thực hiện dự án cần thiết có thể thay đổi cho phù hợp, tránh lãng phí trên một mặt trận J, cần xác định công việc triển khai dự án “hi sinh để đạt được thắng lợi”, “sẽ có nhiều người luôn nghĩ làm dự án là không có lợi lộc gì” phần này tôi sẽ xem xét nên làm như thế nào đối với việc triển khai dự án và nếu các bạn có mưu gì thì cũng cống hiến giúp tôi hoàn thành được nhiệm vụ “Tôi cảm ơn và sẽ hậu tạ”.
Cách thức thực hiện dự án
Cần thống nhất một số nội dung: Phạm vi thực hiện hợp đồng, cách thức thực hiện trao đổi thông tin (Duy trì trao đổi giữa người quản lý dự án 2 bên và đặt ra một lịch cụ thể để họp và trao đổi), cách thức quản lý tiến độ (thực hiện bám theo kế hoạch triển khai). Phần này khi triển khai dự án thường quá hạn.
Một tuần gửi Email báo cáo về vướng mắc và kế hoạch thực hiện tuần tới cho người quản lý dự án bên khách hàng “Một điều nhỏ dẫn đến thành công lớn”, bởi nhiều lúc Trưởng dự án bên khách hàng không thể bám sát được tiến độ của hợp đồng. Biện pháp này có thể là một kênh thông tin mà Trưởng ban dự án bên khách hàng biết được.
Xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện triển khai dự án: Khi đã vướng mắc toàn đội dự án phải cùng hiệp lực để xử lý và xử lý sao cho đúng thời gian tiến độ. Người trưởng dự án luôn đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.
Một phần không kém phần quan trọng các dự án thường triển khai trong thời gian dài dẫn đến việc các thành viên trong ban dự án cảm thấy mệt mỏi cần sự động viên và chia sẻ. Do đó Trưởng dự án phải biết và động viên các thành viên của dự án.