Đóng thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân vì thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước để đảm bảo các phúc lợi xã hội cho người dân. Hiểu đầy đủ về thuế là tiền đề để mỗi cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
1. Những hiểu biết cơ bản về thuế TNCN và nghĩa vụ đóng thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân.
Công bằng và khả năng nộp thuế chính là 2 nguyên tắc xây dựng thuế TNCN. Đó là lý do mà thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Chính nhờ việc đánh thuế này mà góp 1 phần nhỏ vào việc làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.
Đối tượng phải nộp thuế TNCN
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế là những đối tượng đánh thuế TNCN, cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Thu nhập từ bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN
Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi nhắc đến thuế TNCN.
Theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng, cụ thể:
Biểu thuế này áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…
Lưu ý rằng, biểu thuế thu nhập cá nhân hiện tại áp dụng thu thuế cho phần tiền đến 5 triệu đồng/tháng. Hiện tại không ít người lầm tưởng rằng thu nhập 5 triệu đồng/tháng đã bị tính thuế thu nhập cá nhân.
Ở đây, con số 5 triệu đồng/tháng cần được hiểu chính xác là phần thu nhập tính thuế - bằng tổng thu nhập trong tháng (thu nhập chịu thuế) trừ đi các khoản giảm trừ (9 triệu đồng/tháng với bản thân người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng với mỗi người phụ thuộc…).
Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuế TNCN chỉ áp dụng với người có thu nhập tối thiểu trên 9 triệu đồng/tháng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính bảo hiểm xã hội một lần mới nhất hiện nay.
Hướng dẫn cách tính thuế TNCN mới nhất
Hiện tại, việc tính thuế TNCN được áp dụng cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:
- Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
- Thuế suất 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ;
- Thuế suất 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.
Lưu ý rằng: thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung.
Các trường hợp được miễn thuế TNCN
Có rất nhiều khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN mà pháp luật cũng đã quy định rõ tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP. Các khoản thu nhập đó là:
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…;
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất;
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…;
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
Xem thêm: Cập nhật lịch nộp báo cáo thuế năm 2019.
2. Những lưu ý về tờ khai thuế TNCN (hạn nộp vào 20/02/2019)
Hiện tại việc đóng thuế TNCN có thể được thực hiện theo 2 cách: một là Uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua tổ chức trả thu nhập, hai là Quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ về 2 trường hợp này.
Uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân qua tổ chức trả thu nhập:
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế trong các trường hợp sau:
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế TNCN (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%.
– Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê.
Quyết toán và kê khai thuế thu nhập cá nhân trực tiếp:
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
- Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập ở nơi khác với mức bình quân trên 10tr /năm dù đã bị khấu trừ 10%.
- Cá nhân đang làm việc theo hợp đồng trên 3 tháng ở một nơi và có thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm quá 20 triệu đồng dù đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê.
Những lưu ý về tờ khai thuế TNCN năm 2019 theo quý và theo tháng
Khi kê khai tờ khai thuế TNCN doanh nghiệp sẽ sử dụng các mẫu 05/KK-TNCN theo Thông tư số 92/2005/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế TNCN trên phần mềm HTKK.
Lưu ý rằng, trước khi tiến hành kê khai kế toán cần lập bảng tính thuế TNCN theo kỳ kê khai để tính ra được số thuế TNCN phải nộp. Để các bạn có thể hình dung rõ vấn đề này chúng ta xem 1 ví dụ về số liệu thuế trong 3 tháng quý 1 năm 2019 như sau:
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tổng hợp số liệu để đưa vào tờ kê khai thuế như sau:
Sau khi kế toán đã tổng hợp được số liệu vào bảng “Tổng hợp thuế TNCN quý” thì chúng ta sẽ căn cứ vào bảng này để đưa số liệu vào tờ khai thuế TNCN.
>>> Hiểu rõ hơn về cách thức lập tờ khai thuế TNCN trên phần mềm, bạn đọc có thể tham khảo tại đây
Hiện nay với việc để cho việc tính Thuế TNCN được nhanh chóng và chính xác, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn ứng dụng các giải pháp phần mềm vào công tác quản lý. Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, quy mô nhân sự nhiều việc ứng dụng phần mềm để quản lý Nhân sự - Tiền lương chuyên biệt sẽ là một giải pháp tối ưu. Hoặc với khả năng tích hợp phần hành kế toán tiền lương thì sản phẩm phần mềm kế toán của BRAVO cũng sẽ là một công cụ trợ giúp hiệu quả cho doanh nghiệp trong công tác quản lý Thuế thu nhập cá nhân của các Cán bộ công nhân viên.