Chi tiết về cách lập tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN không phải kế toán nào cũng nắm rõ. Ngoài ra việc lập và nộp các tờ khai này đúng thời hạn quy định của Luật Quản lý thuế cũng rất quan trọng. Dưới đây là những lưu ý áp dụng cho năm tài chính 2018: các văn bản hướng dẫn thi hành, các doanh nghiệp cần nắm bắt đúng về thời gian cụ thể nộp, cách thức thực hiện và lưu ý liên quan…
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngược lại, khi đạt doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ phải nộp các loại thuế, phí như sau: thuế GTGT, thuế TNCN, lệ phí môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và các loại thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (nếu có).
1. Quy định hạn nộp thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với năm 2018
Căn cứ khoản 3 điều 10 Chương II của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 quy định: thời hạn nộp báo cáo thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng nghĩa vụ thuế phát sinh. Cụ thể trong năm 2018, các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cần chú ý thời hạn sau:
(Ảnh: Internet)
– Vào ngày 20 của tháng 1 đến tháng 12 năm 2018 là hạn muộn nhất để nộp tờ khai và nộp tiền thuế của thuế GTGT, thuế TNCN lần lượt từ tháng tháng 12/2017 đến tháng 11/2018 (nếu có) đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT, thuế TNCN theo tháng.
– Ngày 30/01/2018, là hạn cuối cùng nộp tiền thuế TNDN tạm tính (nếu có), tờ khai thuế GTGT báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn quý IV/2017.
– Ngày 30/03/2018 là hạn nộp cuối cùng nộp thuế và nộp quyết toán thuế của thuế TNDN, thuế TNCN cùng BCTC năm 2017.
– Ngày 30/04/2018 là hạn cuối cùng nộp tiền thuế TNDN tạm tính (nếu có), tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn quý I/2018.
– Ngày 30/7/2018 là hạn cuối cùng nộp tiền thuế TNDN tạm tính (nếu có), tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn quý II/2018.
– Ngày 30/10/2018 là hạn cuối cùng nộp tiền thuế TNDN tạm tính (nếu có), tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn quý III/2018.
Nếu trong quá trình thực hiện có bất kỳ vướng mắc nào, các tổ chức, cá nhân người nộp thuế có thể liên hệ đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được giải đáp.
2. Cách lập tờ khai thuế TNCN và thuế GTGT theo đúng quy định của nhà nước
Cách lập tờ khai thuế GTGT
Kê khai thông tin chung của DN lên tờ khai thuế GTGT:
Cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của cơ sở kinh doanh theo đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số trên tờ khai như:
– Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký nộp thuế.
– Tên Người nộp thuế: Khi ghi tên cơ sở kinh doanh phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế, không sử dụng tên viết tắt hay tên thương mại.
– Địa chỉ trụ sở: Ghi đúng theo địa chỉ nơi đặt văn phòng trụ sở đã đăng ký với cơ quan thuế.
– Số điện thoại, số Fax và địa chỉ E-mail của doanh nghiệp để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết.
– Cùng các thông tin khác: Ngành nghề kinh doanh chính, số tài khoản ngân hàng và ngày bắt đầu năm tài chính đối với tờ khai thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân.
Kê khai cụ thể các chỉ tiêu thông tin người nộp thuế (NNT):
– Chỉ tiêu số [01]: kỳ kê khai của NNT, kỳ phát sinh các nghĩa vụ kê khai theo tờ khai;
– Chỉ tiêu số [02], [03]: Các tờ khai được lập lần đầu trong hạn kê khai (trước ngày 20 hàng tháng) thì đánh dấu vào chỉ tiêu số [02]; Nếu NNT sau khi hết hạn kê khai phát hiện tờ khai có sai sót, kê khai bổ sung thì đánh dấu vào chỉ tiêu số [03], lần kê khai bổ sung (1,2,3…);
– Từ chỉ tiêu số [04] đến chỉ tiêu số [11]: NNT kê khai theo Tờ khai đăng ký thuế của NNT;
– Từ chỉ tiêu số [12] đến chỉ tiêu số [20]: Trường hợp NNT ký hợp đồng kê khai với Đại lý thuế, đại lý thuế kê khai thay NNT có trách nhiệm kê khai chính xác các thông tin theo đăng ký thuế của đại lý vào chỉ tiêu số [12] đến số [20].
Cách lập tờ khai thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà cá nhân người lao động có thu nhập theo quy định phải nộp cho Ngân sách nhà nước. Nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức trả thu nhập cho lao động sẽ là bên là phải khấu trừ và nộp thay cho cá nhân.
Sau đây, sẽ là hướng dẫn cụ thể cách lập tờ khai khấu trừ thuế TNCN mẫu 06/TNCN cho doanh nghiệp/ đơn vị tiến hành lập tờ khai.
Bước 1: Cập nhật phiên bản hỗ trợ kê khai thuế mới nhất trên cổng thông tin điện tử http://www.gdt.gov.vn, chọn phiên bản hiện hành là HTKK 3.8.6;
Bước 2: Bấm chọn “mã số thuế” của doanh nghiệp mình -> chọn “Đồng ý”;
Bước 3: Bấm chọn “Thuế thu nhập cá nhân” -> vào “06/TNCN Tờ khai khấu từ CNV,CK,…(TT92/2015)”
Màn hình tiếp tục hiển thị như bên dưới:
Trong mục chọn kỳ tính thuế, người thực hiện điền thông tin:
– Chọn điền Tờ khai tháng: nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng.
– Chọn điền Tờ khai quý: nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo quý.
– Chọn điền Tháng/quý/năm tương ứng.
– Chọn điền Tờ khai lần đầu: nếu vẫn còn hạn nộp tờ khai thuế TNCN.
– Chọn điền Tờ khai bổ sung: nếu có sai sót trên tờ khai mà hết hạn nộp tờ khai; thì chọn tờ khai bổ sung, điều chỉnh lại chỗ sai và nộp lại.
– Bấm Đồng ý.
Màn hình hiển thị “TỜ KHAI KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN – MẪU 06/TNCN”
3. Những lưu ý cần thiết về mức phạt khi lập tờ khai thuế TNCN và thuế GTGT chậm thời gian so với quy định
Thông tư 166/2013/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong đó bao gồm mức phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN như sau:
3.1 Chậm nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN từ 01 ngày đến 05 ngày:
- Phạt cảnh cáo (Nếu có tình tiết giảm nhẹ). Tình tiết giảm nhẹ là doanh nghiệp vi phạm lần đầu.
3.2 Chậm nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN từ 01 ngày đến 10 ngày:
- Mức phạt tiền là 700.000 đồng.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ áp dụng mức phạt tối thiểu là 400.000 đồng.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt là 1.000.000 đồng.
3.3 Chậm nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN từ 10 ngày đến 20 ngày:
- Mức phạt tiền 1.400.000 đồng.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt tối thiểu là 800.000 đồng.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt là 2.000.000 đồng.
3.4 Chậm nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN từ 20 ngày đến 30 ngày:
- Mức phạt tiền 2.100.000 đồng.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt tối thiểu là 1.200.000 đồng.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt là 3.000.000 đồng.
3.5 Chậm nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN từ 30 ngày đến 40 ngày:
- Mức phạt tiền 2.800.000 đồng.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt tối thiểu là 1.600.000 đồng.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt là 4.000.000 đồng.
3.6 Một số trường hợp đặc biệt
Mức phạt tiền áp dụng 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì phạt 2.000.000 đồng; ngược lại có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt 4.000.000 đồng đối với:
- Nộp tờ khai thuế quá thời hạn từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
- Nộp tờ khai thuế quá thời hạn từ trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp tờ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
Có thể bạn quan tâm:
>> Khai thuế giá trị gia tăng khi công ty có doanh thu trên 50 tỷ đồng.
>> Phần mềm kế toán ERP BRAVO 8