Search
Close this search box.

On premise là gì? Phân biệt On premise software và SaaS software

Cuốn theo dòng chảy phát triển của nền công nghệ thông tin nhân loại, nhiều loại hình ứng dụng mới ra đời và phát triển thay thế hoàn toàn những ứng dụng cũ từng được xem là bất diệt. On premise software và SaaS software là hai khái niệm nhận được nhiều sự quan tâm trong thị trường phần mềm cho doanh nghiệp. Bài viết sẽ giúp bạn đọc làm rõ khái niệm On-premise đồng thời phân biệt được on-premise software và SaaS software khác nhau như thế nào, xu hướng phát triển ở hiện tại và tương lai ra sao.

On premise software

1. Khái niệm On premise software là gì?

On premise software được hiểu là một giải pháp phần mềm hỗ trợ lưu trữ dữ liệu tại chỗ thông qua việc cài đặt chương trình trên cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của khách hàng. Hầu hết các phần mềm On-premise sau khi được chuyển giao đều được nhà cung cấp cấp giấy phép bản quyền chứng nhận việc sở hữu và sử dụng sản phẩm phần mềm đó. Trong quá trình sử dụng phần mềm về sau của khách hàng, nhà cung cấp sẽ không còn chịu trách nhiệm về bảo mật và quản lý mà chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh của dịch vụ sau bán hàng.

2. Đặc điểm của phần mềm On premise

Phần mềm On premise được cài đặt trên máy chủ trực thuộc sự quản lý và sở hữu của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp sẽ có toàn quyền kiểm soát và quản lý đối với dữ liệu của mình. Người dùng có thể chủ động truy cập phần mềm thông qua máy tính để bàn hoặc ứng dụng cài đặt trên các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng.

On premise là hình thức được sáng lập và phát triển từ rất lâu được người dùng tín nhiệm và đánh giá cao bởi những ưu điểm mà phần mềm On premise mang lại:

  • Khách hàng có toàn quyền truy cập, kiểm soát và quản lý dữ liệu. Đặc biệt với những doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thông tin dữ liệu cao thì điều này thật sự quan trọng và cần thiết. Bởi vậy lựa chọn sử dụng phần mềm on premise để hỗ trợ vận hành trong công tác quản lý doanh nghiệp được ưu tiên hàng đầu.
  • Cơ chế bảo mật vô cùng chặt chẽ: Việc sử dụng phần mềm on premise sẽ giúp cho hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp không có sự can thiệp của bên thứ 3, thu hẹp phạm vi kiểm soát và quản lý, hạn chế việc rò rỉ thông tin.
  • Tính độc lập cao, chủ động trong việc truy cập và sử dụng: Ưu điểm nổi bật của hệ thống On premise software là hoàn toàn có thể truy cập mà không cần đến việc kết nối Internet. Bởi vậy tốc độ cũng như thời điểm sử dụng phần mềm hoàn toàn chủ động theo mong muốn của người dùng mà không bị chi phối bởi bất kỳ vấn đề nào khác

Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống On premise cũng còn những hạn chế nhất định, đòi hỏi những nhà cung cấp hệ thống và cả đơn vị sử dụng hệ thống loại này tiếp tục nghiên cứu và phát triển không ngừng để cho ra đời những sản phẩm chất lượng và khi ứng dụng được hiệu quả hơn:

  • Chi phí tài chính đầu tư ban đầu lớn: Bài toán chi phí đối với phần mềm On premise là bài toán được đặt ra hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Chi phí liên quan đến việc chi trả cho nhà cung cấp, đầu tư phần cứng liên quan đến không gian, máy chủ và các thiết bị liên quan là một con số không hề nhỏ.
  • Đội ngũ nhân lực doanh nghiệp cũng cần phải có sự đầu tư và điều chỉnh: Sau khi đi vào ứng dụng phần mềm, doanh nghiệp cần phải setup một đội ngũ IT chuyên nghiệp để đảm nhiệm việc duy trì vận hành của hệ thống. Ngoài ra đối tượng người dùng cũng cần phải được cơ cấu phù hợp và đào tạo sử dụng để thích nghi với thao tác, tính năng nghiệp vụ trên phần mềm mới.
  • Gặp phải nhiều hạn chế trong việc truy cập từ xa: đây là nhược điểm lớn nhất đối với tất cả các sản phẩm phần mềm tại chỗ. Bởi việc cài đặt phần mềm ban đầu bị giới hạn ở một vài điểm như văn phòng, chi nhánh, nhà kho, xưởng sản xuất… Vậy nên nếu người dùng cần phải di chuyển khu vực khác thì khó có thể thực hiện. Hiện nay các nhà cung cấp cũng đưa ra nhiều giải pháp để giúp doanh nghiệp phần nào khắc phục được những bất cập này tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết được triệt để.
  • Khả năng phát sinh thêm các chi phí trong quá trình vận hành cũng tương đối nhiều. Đặc biệt khi doanh nghiệp có những thay đổi về quy trình, hoặc quy mô cần thêm những chức năng mới thì việc cài đặt mới sẽ bị nhà cung cấp tính thêm chi phí hỗ trợ. Tuy nhiên nếu hỗ trợ khắc phục lỗi trong phạm vi những chức năng đã được thống nhất ngay từ ban đầu thì hoàn toàn không mất phí, đó là trách nhiệm bảo hành bảo trì từ nhà cung cấp.

3. Lợi ích của On premise software

  • Khả năng tùy biến linh động: sử dụng phần mềm On Premise khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng về quy mô hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh thì phần mềm hoàn toàn có khả năng đáp ứng những yêu cầu quản trị mới thông qua việc nâng cấp và tùy chỉnh hệ thống linh hoạt.
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc bảo mật dữ liệu: Chúng ta đã biết đến những hậu quả nghiêm trọng của việc rò rỉ dữ liệu. Trong thời đại thị trường cạnh tranh cao thì thông tin và dữ liệu là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vậy đảm bảo an toàn trong vấn đề lưu trữ dữ liệu là chìa khóa tiên quyết cho sự bền vững của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tính liên tục trong cơ chế vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh: Truy cập hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào Internet hay sự trợ giúp từ bên thứ 3 là lợi thế rất lớn của On-Premise software. Việc này giúp duy trì ổn định sự liên tục trong quá trình vận hành, đặc biệt trong những doanh nghiệp sản xuất có các yêu cầu khắt khe về thời gian chết để hạn chế tỷ lệ lỗi hỏng trên thành phẩm.

4. Phân biệt giữa On premise software và SaaS software

Trong thị trường công nghệ thông tin, song song với On premise software người dùng sẽ nghe đến khái niệm SaaS software. Ở phạm vi bài viết trước chúng ta đã hiểu rõ SaaS software là gì và có đặc điểm như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin phép tóm lược một số nội dung quan trọng thể hiện sự khác biệt khi doanh nghiệp triển khai On premise software và SaaS software.

so sanh on premise va saas 2

5. On premise và SaaS: Đâu sẽ là xu thế nổi bật trong tương lai

Gần đây, thị trường phần mềm đang có xu hướng dịch chuyển dần từ on premise sang SaaS. Tuy nhiên tốc độ của quá trình chuyển đổi còn khá chậm. Theo số liệu thống kê đến thời điểm năm 2016, hầu hết các doanh nghiệp vẫn ưu tiên duy trì hệ thống quản lý bằng on premise software. Sự chuyển đổi sang các phần mềm SaaS mới diễn ra trong khoảng gần một thập kỷ mới đây. On premise vs SaaS được xem như là hai đối thủ cạnh tranh trực triếp với nhau, vậy đâu sẽ trở thành hệ thống thống trị thị trường trong tương lai. Theo xu thế chung thì nhiều người dùng vẫn phải công nhận rằng, SaaS đang ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi tính linh hoạt và tiết kiệm. SaaS giải quyết bài toán chi phí hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cũng đảm bảo tính trải nghiệm cho các doanh nghiệp chưa bao giờ tiếp cận các ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành. Vậy nên sự lựa chọn SaaS cho các đối tượng doanh nghiệp đó là một quyết định tối ưu. Số liệu thực tế cho thấy lợi nhuận của những nhà sản xuất SaaS tăng khoảng 10,3% mỗi năm và tới hiện tại có hơn 64% tổng công ty có quy mô vừa và nhỏ đang ứng dụng phần mềm dạng SaaS.

Hiện tại nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP tại chỗ trong và ngoài nước cũng đã dần chuyển dịch sang xu hướng cung cấp kết hợp các phần mềm theo hình thức SaaS ERP. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những giá trị mà phần mềm on premise đem lại đặc biệt là trong những doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn với khối lượng dữ liệu khổng lồ. Việc lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu vận hành là một “bài toán dài hơi” vậy nên việc áp dụng giữa On premise hay SaaS vẫn còn là câu hỏi khó của nhiều doanh nghiệp.

Tham khảo:

>>> Giải pháp phần mềm On premise BRAVO (ERP-VN) cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam.

>>> Ứng dụng hệ thống erp trong doanh nghiệp

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng