Search
Close this search box.

Quy định về việc tăng mức lương cơ sở tại Nghị định Số 24/2023/NĐ-CP

Mới đây, các thông tin liên quan về việc tăng mức lương cơ sở 2023 đang được nhiều người quan tâm. Vậy mức lương cơ sở là gì? Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/5/2023 có những thay đổi gì về mức tăng lương cơ sở? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bai 1_Tang muc luong co so-01

1. Khái niệm mức lương cơ sở là gì?

Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018: Mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để tính mức lương cho các cán bộ, công nhân viên chức,… trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Ngoài ra, dựa vào mức lương cơ sở còn dùng để tính toán các mức phí hoạt động, sinh hoạt theo quy định của pháp luật. Hoặc dùng tính các khoản phải chi trả theo nghĩa vụ của doanh nghiệp, chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.

2. Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở

Hiện nay, mức lương cơ sở còn được dùng làm căn cứ để tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Các đối tượng được áp dụng gồm: công nhân viên chức, cán bộ, lực lượng vũ trang,… và những người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc áp dụng mức lương cơ sở còn dùng làm cơ sở để tính thang bảng lương cho người lao động tại các doanh nghiệp. Hoặc dùng tính các khoản phụ cấp, mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Có thể thấy, mức lương cơ sở hiện hành ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều tới thu nhập và mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Trường hợp mức lương cơ sở có sự điều chỉnh nhiều ở các khoản thu nhập và tiền trợ cấp thì cũng sẽ được điều chỉnh theo. Chính vì vậy, người lao động cần phải theo dõi thường xuyên chỉ số này nhằm đảm bảo các quyền lợi của mình.

3. Phân biệt mức lương cơ sở và lương cơ bản

Đây là hai khái niệm gây ra nhiều tranh cãi cho nhiều người chưa tìm hiểu rõ về bản chất. Để hiểu được sự khác nhau giữa hai định nghĩa này, bạn đọc cần phân biệt được các tiêu chí sau:

3.1. Phân biệt dựa trên cơ sở pháp lý của lương cơ sở và lương cơ bản

Lương cơ sở được Chính phủ quy định và bạn hành rõ ràng trong Nghị định 72/2018/NĐ-CP. Và mức lương qua các năm/ giai đoạn đều được quy định rõ ràng bằng con số cụ thể.

Lương cơ bản được hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trên hợp đồng lao động. Mức lương cơ bản không được quy định rõ ràng như lương cơ sở ở tất cả các văn bản pháp luật. Mà chúng được đưa ra dựa trên tính chất công việc được thỏa thuận giữa hai bên.

3.2. Các đối tượng được áp dụng theo quy định

Các đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở bao gồm: công nhân viên chức, người lao động, cán bộ Nhà nước. Hay người hưởng chế độ thuộc khu vực Nhà nước như: tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan Nhà nước, đơn vị hoạt động được cơ quan Nhà nước hỗ trợ chi phí, lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, mức lương cơ sở không được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước.

Trong khi đó, các đối tượng được áp dụng cho mức lương cơ bản gồm trong và ngoài Nhà nước. Nói cách khác, lương cơ bản là định nghĩa được sử dụng phổ biến cho tất cả mô hình doanh nghiệp, tổ chức, các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

3.3. Phân biệt theo chu kỳ thay đổi điều chỉnh

Mức lương cơ sở được Nhà nước điều chỉnh và thay đổi dựa trên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả thị trường, chỉ số tiêu dùng,… nhằm đảm bảo đời sống của người dân. Chính vì vậy, việc điều chỉnh mức lương cơ sở là không có chu kỳ thay đổi cụ thể. Việc điều chỉnh hoặc thay đổi sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của quốc gia.

Đối với điều chỉnh hay thay đổi mức lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Một số yếu tố ảnh hưởng chính đến lương cơ bản gồm: mức lương tối thiểu, cách tính của từng đơn vị, mô hình doanh nghiệp, trình độ, cấp bậc, kinh nghiệm làm việc,… Tuy nhiên, yếu tố quan trọng và đáng chú ý nhất vẫn là mức lương tối thiểu vùng, hệ số lương và lương cơ sở. Như vậy có thể thấy rằng: khác với lương cơ sở, lương cơ bản sẽ có chu kỳ thay đổi điều chỉnh phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Nếu doanh nghiệp là đơn vị trong khu vực nhà nước thì chu kỳ thay đổi điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào chu kỳ thay đổi lương cơ sở. Vì vậy, nếu trường hợp này có sự điều chỉnh về mức lương cơ sở thì lương cơ bản cũng sẽ được điều chỉnh theo.

>>> Xem thêm: Quy định về lương theo sản phẩm và cách tính lương theo sản phẩm.

4. Quy định về việc tăng mức lương cơ sở tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP

Vừa qua, ngày 14/05/2023 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP. Và nói rõ quy định về mức lương cơ sở đối với các cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, kể từ ngày 01/07/2023 mức lương cơ sở sẽ được tăng từ 1.490.000 đồng/ tháng lên 1.800.000 đồng/ tháng.

4.1. Các đối tượng được áp dụng

Tổng hợp 9 đối tượng được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định trên gồm:

  • Các cán bộ, công chức từ cấp Trung ương đến cấp huyện.
  • Các cán bộ, công chức cấp xã.
  • Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010.
  • Những người có công việc thực hiện theo hợp đồng lao động, được quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về các hợp đồng liên quan đến các công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Với điều kiện là trong trường hợp được áp dụng hoặc được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Và áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang.
  • Toàn bộ người làm việc thuộc biên chế của các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP được Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội được bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng và người lao động hợp đồng trực thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an, chiến sĩ nghĩa vụ và người lao động hợp đồng trực thuộc Công an nhân dân.
  • Tất cả cá nhân đang làm việc trong tổ chức cơ yếu.
  • Cá nhân hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố.

4.2. Dựa vào mức lương cơ sở để làm căn cứ

  • Để tính mức lương theo bảng lương, mức phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật đưa ra.
  • Để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định mà pháp luật đưa ra.
  • Tính các khoản và các chế độ được hưởng dựa trên mức lương cơ sở.

4.3. Thời gian và hiệu lực thi hành

Theo thông báo từ Chính phủ, Nghị định được thi hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023. Thay thế cho Nghị định số 38/2019/NĐ-CP được ban hành ngày 09/05/2019 được Chính phủ quy định về mức lương cơ sở đối với các cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang.

Trong bài viết này là toàn bộ kiến thức liên quan về quy định tăng mức lương cơ sở 2023, cách phân biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ mang lại cho Quý bạn đọc, người lao động những thông tin mới và hữu ích nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm:

  1. TOP phần mềm quản lý Nhân sự – Tiền lương cho doanh nghiệp Việt.
  2. Cách ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự tiền lương trong doanh nghiệp.
News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng