Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất theo quy định

Dưới đây là mẫu hợp đồng khoán việc được chúng tôi cập nhật mới nhất theo thông tư 133 và 107. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bản mẫu hợp đồng ngay dưới đây nhé.

Giờ đây, khái niệm về hợp đồng khoán việc dường như không còn quá xa lạ với mọi người. Đây đang được xem là một hình thức khá phổ biến, thậm chí còn được xem là ranh giới pháp lý giữa khoán việc/ gia công,… trong các quan hệ lao động đôi khi cũng không rõ ràng, hay dễ gây ra những hiểu lầm không đáng có và áp dụng luật dân sự. Dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn đọc mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất được áp dụng theo quy định mới ban hành.

1. Hợp đồng khoán việc là gì?

Định nghĩa về hợp đồng khoán việc được hiểu đơn giản là loại hợp đồng được sự thỏa thuận/ đồng ý của hai bên. Trong đó, bên nhận khoán phải có nghĩa vụ/ trách nhiệm hoàn thành đầu công việc nhất định dựa theo yêu cầu của bên giao khoán. Và sau khi đầu việc đó hoàn thành thì phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả đạt được của công việc đó. Bên giao khoán sẽ tiếp nhận kết quả công việc đó và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán một khoản chi phí như đã thỏa thuận trước đó.

Thực tế, hiện nay đang có 2 loại hợp đồng khoán việc đang được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Đây là loại hợp đồng mà bên giao khoán (hay còn gọi là bên khoán việc) đích thân giao toàn bộ công việc cũng như các đầu mục chi phí cần thiết để thực hiện các công việc hoàn thành một cách nhanh nhất. Sau đó, người nhận khoán việc sẽ được trả một khoản thù lao xứng đáng. Trong đó có các khoản chi phí như: phí công lao động để thực hiện việc giao khoán, cùng các chi phí khác để nhằm giúp người nhận khoán việc hoàn thành tốt công việc được giao một cách nhanh nhất – hiệu quả nhất.
  • Hợp đồng khoán việc từng phần: Đây là loại hợp đồng mà bên khoán việc sẽ không giao toàn bộ các công việc. Thay vào đó là chỉ giao một đầu mục công việc và người nhận khoán việc phải tự lo cho các loại công cụ, tư trang để phục vụ cho công việc hoàn thành đúng tiến độ như thỏa thuận. Tuy nhiên, với trường hợp này thì thù lao khoán việc chi trả cho bên nhận khoán việc sẽ có tiền công lao động. Ngoài ra, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.

2. Những trường hợp áp dụng ký hợp đồng khoán việc

Ngày nay, với các mẫu hợp đồng khoán việc thường được áp dụng cho những đầu công việc liên quan đến thời vụ, hay diễn ra trong một thời điểm cụ thể. Hiện nay, có 2 trường hợp có thể áp dụng hợp đồng khoán việc gồm:

Trường hợp khoán trọn gói: Với gói này, bên giao khoán sẽ khoán toàn bộ cho bên nhận khoán với các chi phí như phí nhân công, phí vật liệu và chi phí cho các công cụ lao động liên quan để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Sau đó, bên giao khoán sẽ trả cho bên nhận khoán những khoản tiền như phí công cụ lao động, phí nhân công, phí nguyên vật liệu và khoản lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.

Trường hợp khoán nhân công: Với gói này, người nhận khoán phải tự đảm bảo các công cụ lao động của mình, nhằm hoàn thành công việc được giao sớm nhất. Sau đó, người giao khoán sẽ trả một khoản tiền công cho người nhận. Trong đó, khoản tiền này đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động.

3. Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất theo quy định (theo thông tư 133 và 107)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

Số: … /20…/HĐDV/….

….., ngày .. tháng .. năm ….

BÊN A (BÊN THUÊ):

CÔNG TY: …………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………. Fax:…………………………….

Đăng ký kinh doanh: ………………………………………..

Mã số thuế: ……………………………………………………

Đại diện: ………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………..

BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):

Ông/bà: …………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………

CCCD/CMND số: ……………………………………………

Nơi cấp: ……………………………………………………….

Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với những điều khoản dưới đây:

Điều 1. Nội dung công việc

•         Phương thức giao khoán: ……..

•         Điều kiện thực hiện hợp đồng: ……

•         Thời gian thực hiện hợp đồng: …….

•         Các điều kiện khác: ………..

Lưu ý: Hiện nay có 2 loại hợp đồng khoán việc, bạn đọc cần phải xem xét để lựa chọn mẫu hợp đồng có nội dung công việc phù hợp. Với những công việc mang tính chất ổn định lâu dài thì không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động.

– Hợp đồng khoán việc toàn bộ là là loại hợp đồng mà bên giao khoán (hay còn gọi là bên khoán việc) đích thân giao toàn bộ công việc cũng như các đầu mục chi phí cần thiết để thực hiện các công việc hoàn thành một cách nhanh nhất. Sau đó, người nhận khoán việc sẽ được trả một khoản thù lao xứng đáng. Trong đó có các khoản chi phí như: phí công lao động để thực hiện việc giao khoán, cùng các chi phí khác để nhằm giúp người nhận khoán việc hoàn thành tốt công việc được giao một cách nhanh nhất – hiệu quả nhất.

– Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo các loại công cụ lao động. Và người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Điều 2. Tiến độ công việc

………

Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao

3.1. Bên A sẽ phải trả thù lao phù hợp cho Bên B để thực hiện cho các đầu mục công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng khoán việc này. Tổng mức thù lao là:…… VNĐ. (Bằng chữ:………..);

3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành thực hiện công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là:……….. VNĐ;

3.3. Số tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.

3.4. Hình thức thanh toán: …

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

4.1. Quyền của Bên A:

– Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.

– Nếu trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4.2. Nghĩa vụ của bên A:

– Cung cấp cho bên B các thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc (nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi).

– Thanh toán chi phí dịch vụ cho bên B theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

5.1. Quyền của Bên B

– Yêu cầu bên A cung cấp các nguồn thông tin, phương tiện và các tài liệu liên quan để phục vụ cho công việc.

– Có thể thay đổi điều kiện dịch vụ để đảm bảo lợi ích cho bên A mà không phải chờ ý kiến của bên A. Điều này có thể áp dụng khi việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên A, nhưng bên B vẫn phải báo ngay cho bên A.

– Yêu cầu bên A trả tiền dịch vụ.

5.2. Nghĩa vụ của bên B:

– Thực hiện công việc đúng và đủ về số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Bên B không được bàn giao các công việc này cho người khác thực hiện thay mình, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.

– Bảo quản và thực hiện bàn giao lại cho bên A các loại tài liệu và phương tiện liên quan sau khi hoàn thành các công việc được giao.

– Bên B phải báo lại ngay cho bên A phương tiện liên quan và tài liệu sau khi hoàn thành công việc được giao (nếu có).

– Nếu các thông tin, tài liệu và phương tiện không đảm bảo chất lượng, bên B cần phải báo lại ngay cho bên A.

– Đảm bảo việc bảo mật thông tin, mọi thông tin phải được hai bên giữ bí mật trong suốt quá trình thực hiện công việc.

Điều 6. Vi phạm hợp đồng và đơn phương chấm dứt

6.1. Trong trường hợp tại quá trình giám sát, bên giao khoán đánh giá chất lượng công việc không được đảm bảo như đã cam kết. Bên giao khoán có quyền thông báo lại cho bên được giao khoán biết và yêu cầu khắc phục bằng mọi biện pháp. Trường hợp không khắc phục được hoặc cố tính không khắc phục được bên giao khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

6.2. Trong trường hợp bàn giao công việc chậm hơn so với tiến độ công việc, tùy theo tình hình để các bên đàm phán, gia hạn, thỏa thuận hoặc chấm dứt hợp đồng.

6.3. Trường hợp bên khoán việc chậm thanh toán/tạm ứng, trong thời hạn chậm nhất …… ngày. Bên được khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện công việc đã thỏa thuận. Các bên cùng đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Điều 7. Điều khoản chung

7.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;

7.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trong trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do tòa án có thẩm quyền xử lý.

7.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu;

7.4. Hợp đồng này gồm trang Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.

 

BÊN A

(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

 

BÊN B

(ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

 

Thực tế trên thị trường vẫn có nhiều mẫu hợp đồng khoán việc khác. Tuy nhiên đây là những thông tin cập nhật nhất mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc nhằm hạn chế những rủi ro khi ký kết hợp đồng kinh doanh. Hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm được nhiều thông tin hơn nữa nhé!

>>> Thông tin tham khảo:

1. TOP phần mềm quản lý sản xuất đang được đánh giá tốt nhất.

2. Phương hướng giải pháp CRM phù hợp cho doanh nghiệp hiện nay.

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng