Chứng khoán thăng hoa, nhiều tên tuổi sở hữu lượng cổ phiếu trên 1.000 tỷ đồng


Theo cáo cáo, trong số 100 người có tài sản trên 1.000 tỷ đồng hiện tại thì Tập đoàn Hòa Phát đóng góp 9 người, Masan/Techcombank có 10 người (nhiều người sở hữu đồng thời cả 2 cổ phiếu này), VIB 6 người, Novaland 5 người, Vingroup 5 người, VPB có 9 người…


Thị trường chứng khoán Việt Nam ở trong xu hướng đi lên kể từ đầu năm 2021 đến nay. Rất nhiều cổ phiếu lớn đã tăng trên 50% như cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát, VPBank, Techcombank, Novaland, Thaiholdings giúp cho khối tài sản của những người giàu nhất thị trường lần nữa tiếp tục được thăng hoa.


Theo dữ liệu tập hợp được, hiện đã có gần 110 người sở hữu lượng cổ phiếu có trị giá trên 1.000 tỷ đồng, tăng đột biến so với con số 80 người vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đây chỉ bao gồm những người thuộc diện công bố thông tin mà tài sản có thể “đo đếm” được. Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người sở hữu nhiều nghìn tỷ đồng tại những doanh nghiệp vốn hóa tốp đầu như Novaland, Vingroup, TCB, VPBank… song không bao giờ xuất hiện do tỷ lệ nắm giữ dưới 5% và/hoặc không giữ chức vụ, hay không phải là người có liên quan đến cổ đông nội bộ.


Hiện tại, trong số hơn 100 người có tài sản trên 1.000 tỷ đồng thì Hòa Phát đóng góp 9 người, Masan/Techcombank có 10 người (nhiều người sở hữu đồng thời cả 2 cổ phiếu này), VIB 6 người, Novaland 5 người, Vingroup 5 người, VPB có 9 người…


Trong danh sách nghìn tỷ, một số doanh nhân U30 có thể kể đến như: ông Trần Vũ Minh (25 tuổi – con Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long) sở hữu 3.000 tỷ, ông Hồ Anh Minh (26 tuổi – con Chủ tịch TCB Hồ Hùng Anh) sở hữu 6.670 tỷ, ông Đỗ Vinh Quang (26 tuổi – con chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển) sở hữu 1.700 tỷ…


Quay trở lại với tốp đầu của danh sách người giàu, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng hiện nắm giữ lượng cổ phiếu VIC trị giá gần 232.000 tỷ đồng, tức vừa tròn 10 tỷ USD. Nếu VinFast tiến hành IPO thành công, thì khối tài sản của ông Vượng sẽ còn tăng lên đáng kể khi ông đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 46% cổ phần của hãng xe này.


Các vị trí tiếp đến lần lượt là chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (54.800 tỷ), Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn (30.600 tỷ), Chủ tịch TCB Hồ Hùng Anh (28.200 tỷ), chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (27.300 tỷ) và CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (24.700 tỷ). Đó là những người nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá trên 1 tỷ USD.



Trích đoạn danh sách những người sở hữu trên 1.000 tỷ đồng (Ảnh: CafeF)


Theo CafeF


Danh sách những tên tuổi lớn sở hữu khối tài sản trên 1.000 tỷ đồng kể trên, có Tập đoàn Hòa Phát đang là một trong những khách hàng lớn của BRAVO. Trải qua gần 20 năm hợp tác, BRAVO vinh dự và tự hào được Hòa Phát chọn làm đơn vị cung cấp phần mềm kế toán quản trị, phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) cho cả Tổng công ty và hầu hết các Công ty con của Tập đoàn; tiếp tục được tín nhiệm để Hòa Phát tiến hành nâng cấp lên các phiển bản Phần mềm BRAVO với nhiều chức năng quản trị cho các công ty: Công ty TNHH Thép cán nguội Hòa Phát, Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát, Công ty TNHH ống thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát…


Hiện nay, phần mềm BRAVO (ERP-VN) có 2 giải pháp đặc trưng cho ngành thép đó là: các đơn vị chuyên về SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG (Thép thanh, thép cuộn) và các đơn vị chuyên về SẢN XUẤT, GIA CÔNG ỐNG THÉP được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành.


>> Bài liên quan: Doanh nghiệp logistics tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 1

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng