Toàn cảnh bức tranh ngành thép 6 tháng đầu năm 2019


Với nguồn cung thép cán nóng từ Hòa Phát Dung Quất và Formosa Hà Tĩnh, chuỗi sản xuất tôn mạ trong nước sẽ được khép kín, cải thiện đáng kể giá trị gia tăng…



Vừa qua, báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước 6 tháng đầu năm 2019 đã được CTCP Chứng khoán Rồng Việt công bố.


Như vậy, hoạt động xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng chậm lại ở mức 7,85% (thấp hơn so với mức 9,16% cùng kỳ năm 2018). Hoạt động này ít nhiều ảnh hưởng lên sức tiêu thụ thép. Bên cạnh đó, nửa đầu năm nay ngành thép nội địa đã sản xuất tổng cộng 12,6 triệu tấn thép, bán ra 11,6 triệu tấn, trong đó 2,5 triệu tấn là xuất khẩu, tăng lần lượt 7,7%, 9,8% và 6,3% so với 6 tháng 2018 (thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam). 


>> Tìm hiểu phần mềm ERP BRAVO, ứng dụng trong SXKD của các doanh nghiệp vừa và lớn



Về bức tranh ngành thép trong 6 tháng đầu năm, nhìn chung ngành tăng trưởng tương đương với tốc độ phát triển của ngành xây dựng, dù rằng tăng trưởng của từng nhóm sản phẩm có sự phân hoá. Bên cạnh đó, tăng trưởng bán hàng thép xây dựng theo sát với tăng trưởng ngành xây dựng nhất, còn tăng trưởng mảng ống thép hiện đang có phần thấp hơn. Sau một thời gian liên tục tăng công suất, nhóm tôn mạ đã bắt đầu xuất hiện dư cung. Hơn nữa, việc gặp phải các rào cản thương mại khi xuất khẩu đã khiến tôn mạ Việt Nam đang tăng trưởng tiêu thụ âm 5% trong 6 tháng đầu năm, trong khi hoạt động xuất khẩu giảm gần 19% so với cùng kỳ. 


Nổi bật nhất có lẽ là mảng thép cán nóng, trong 6 tháng năm 2019, nhà máy Formosa Hà Tĩnh đã hoạt động, sản xuất tổng cộng 2,1 triệu tấn thép HRC, tăng 42% so với cùng kỳ và tham gia xuất khẩu khoảng 20% sản lượng sản xuất. Đa phần thép cán nóng được tiêu thụ nội địa. VDSC nhận định các doanh nghiệp tôn mạ xuất khẩu được hưởng lợi nhiều từ thép cán nóng của Formosa Hà Tĩnh, đặc biệt là sau khi Mỹ có quyết định áp thuế hơn 400% lên thép Việt Nam sử dụng thép nền Đài Loan và Hàn Quốc.  Thời gian qua, năng lực gia công (cán nguội, mạ và sơn phủ màu) của Việt Nam tăng mạnh trong khi chuỗi sản xuất từ thượng nguồn không được chú trọng phát triển, do vậy gần hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều phải nhập khẩu thép nền. Thế nên, tôn mạ Việt Nam dùng thép nền Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đã bị áp thuế tự vệ. Thời gian tới, VDSC kỳ vọng với khoảng 3,5 triệu tấn HRC từ Hoà Phát Dung Quất (HPG) và 5 triệu tấn HRC từ Formosa Hà Tĩnh, chuỗi sản xuất tôn mạ nội địa sẽ được khép kín, cải thiện giá trị gia tăng và mở ra cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường đang áp thuế tự vệ đối với các nước sản xuất thép lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.



Một biến động đáng chú ý nữa của ngành thép nội địa là động thái đưa ra quyết định áp thuế Chống bán phá giá lên tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc của Bộ Công thương. Trong số cổ phiếu thép VDSC theo dõi, HSG và NKG sẽ hưởng lợi từ quyết định này. Trong năm 2018, lượng nhập khẩu vào Việt Nam ước tính ở mức 200.000 tấn. Thời gian này, HSG là doanh nghiệp đầu ngành đã bán tổng cộng hơn 282.000 tấn tôn mạ màu tại thị trường trong nước, chiếm thị phần gần 35% trong năm 2018, rõ ràng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định này. Ngoài ra, cũng trong năm 2018, NKG tiêu thụ hơn 80.000 tấn tôn màu, trong đó có 50.000 tấn bán tại thị trường nội địa. VDSC cho rằng, quyết định áp thuế này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tốc độ tiêu thụ tôn mạ màu nói riêng và tôn mạ nói chung của Nam Kim tại thị trường nội địa.



Về thị phần thép, VDSC thấy rằng không có nhiều biến chuyển trong mảng thép xây dựng, khi HPG vẫn giữ vững thị phần ở mức trên 25%, theo sau bởi Pomina và Posco. Sau khi các dây chuyền tại nhà máy Dung Quất được đưa vào hoạt động, HPG được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng thị phần lên tiệm cận mức 30% trong năm 2020-2021. 6 tháng đầu năm, HPG cũng chính là nhãn hiệu ống thép có mức tiêu thụ dẫn đầu ngành (thị phần 32%), ngày càng bỏ xa HSG (thị phần 17%). Bù lại, nhờ sở hữu chuỗi bán lẻ duy nhất trong ngành cho nên HSG giữ vững vị thế trong mảng tôn mạ. Trong nhiều năm gần đây, thị phần của HSG duy trì trên 30% và bỏ xa tất cả các doanh nghiệp tôn mạ nội địa khác nhờ lợi thế bán lẻ. VDSC nhận thấy, ở mảng tôn mạ, Tôn Đông Á đang vươn lên mạnh mẽ về thị phần, đạt 18% trong 6 tháng đầu năm 2019, vượt NKG (14%) vươn lên “á quân” về sản lượng tiêu thụ. Đồng thời, xét tại cơ cấu bán hàng của Tôn Đông Á, VDSC cũng thấy rõ doanh nghiệp này đang có lợi thế mạnh ở thị trường khu vực phía Nam khi bán 178.000 tấn tôn mạ, cao hơn HSG (157.000 tấn) tại khu vực này trong 6 tháng 2019.



Thông tin thêm: Hiện nay, phần mềm BRAVO (ERP-VN) có 2 giải pháp đặc trưng cho ngành thép đó là: các đơn vị chuyên về SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG (Thép thanh, thép cuộn) và các đơn vị chuyên về SẢN XUẤT, GIA CÔNG ỐNG THÉP được tùy chỉnh theo đặc thù của các doanh nghiệp trong ngành. Hiệu quả ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp đối tác như: Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Thép Việt Ý, Công ty TNHH Thép Nhật Quang, Công ty TNHH Nasteel Vina… sau khi ứng dụng phần mềm BRAVO vào quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã giải quyết đáng kể các vấn đề về quản trị và vận hành các quy trình đã xây dựng trên phần mềm. Hỗ trợ kết nối nghiệp vụ giữa các bộ phận nhằm kế thừa, kiểm soát dữ liệu phát sinh, tăng cường hiệu suất công việc và nâng cao khả năng quản trị của doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm:


>> Tập đoàn Tân Á Đại Thành vào Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu Asia 2019


Theo Nhịp cầu đầu tư


 

News

Tin tức liên quan

    tư vấn khách hàng